Cơi đọt cuối trước khi làm bông vô cùng quan trọng, vì sao?

Chăm sóc cơi đọt cuối trước khi làm bông sầu riêng là giai đoạn vô cùng quan trọng. Bởi nó quyết định sự thành bại của quá trình làm bông, khả năng đậu quả và quá trình nuôi trái của cây sau này. Cây sầu riêng dự trữ chất dinh dưỡng tập trung trong lá. Nếu cơi đọt ốm yếu, không đủ lá, cây sẽ nuôi trái kém.

Vì vậy cần phải có biện pháp chăm sóc hiệu quả, sau đây kính mời quý bà con cùng PUCKA tìm hiểu chi tiết:

Hình ảnh lá sầu riêng xanh tốt dưới nắng

1. Thời điểm nào nên bón phân tạo mầm cho cây sầu riêng?

a. Xác định thời điểm tạo mầm qua việc đánh giá sự phát triển của bộ lá:

Để chuẩn bị ra hoa, bà con nên đánh giá bộ lá sầu riêng, trên bộ lá này cần có ít nhất 2 – 3 cơi đọt để cây có bộ lá hoàn thiện. Lá khỏe mạnh sẽ thực hiện quá trình quang hợp một cách hiệu quả nhất. Và khi cây sầu riêng khỏe mạnh, tạo ra lượng quang hợp tối đa sẽ được lưu trữ dinh dưỡng để chuẩn bị quá trình xử lý ra hoa.

b. Bón phân gốc cho sầu riêng:

Cơi đọt thứ 3 có  2 – 3 cặp lá mở hoàn toàn (lá lụa). Bộ lá mới này có vai trò quan trọng trong việc tạo ra và dự trữ dinh dưỡng cho quá trình ra hoa và đậu trái rất tốt. Trong thời gian này, tốt nhất nên bón phân có chứa hàm lượng Lân (P2O5), Kali (K) và Kẽm (Zn) cao. Hàm lượng này giúp đẩy nhanh quá trình hình thành và tích lũy dinh dưỡng cho sầu riêng. Đó là sự chuẩn bị cho những điều kiện ban đầu, sẵn sàng tạo mầm hoa, nụ hoa.

Tiến hành bón phân/rải phân với liều lượng khoảng 0,7 – 1kg/cây NPK 9-25-17 hoặc 1,5 kg DAP + 1,5kg K2SO4 (liều lượng thay đổi theo độ tuổi của cây). Bón phạm vi  ⅔ diện tích dưới tán (tính từ gốc ra ngoài tán lá), tưới nước nhẹ cho phân tan. Sau 5 ngày rải phân, bà con tiến hành xiết nước, tạo sự khô hạn từ 10 – 15 ngày để cây bắt đầu quá trình tạo mầm hoa.

2. Phòng trừ sâu, bệnh hại:

a. Phòng trừ sâu, rầy, rệp gây hại:

  • Cần quản lý tốt rầy, bọ trĩ, rệp sáp, sâu ăn lá, … Đặc biệt, là mọt đục cành vì vào thời điểm cây bắt đầu làm bông thì mọt đục cành bắt đầu phát triển.
  • Bà con có thể sử dụng thuốc có hoạt chất như: Cartap Hydrocloride, Imidacloprid, Thiamethoxam, … để phun xịt phòng trừ sâu, rầy, rệp cho vườn.

Lưu ý: Bà con cần phun luân phiên gốc thuốc qua các lần phun nhằm tăng hiệu quả phòng trị sâu hại cây.

b. Phòng trừ bệnh gây hại cây: 

  • Vào thời điểm này, bà con cần phun phòng trị một số bệnh hại trên cây như: Thán thư, đốm lá, xì mủ,….
  • Nên sử dụng thuốc có hoạt chất như: Metalaxyl, gốc đồng, Hexaconazole, Azoxystrobin, Difenoconazole, Fosetyl aluminium … để phun xịt cho cây.

Lưu ý: Trong thời gian này, nếu bà con phun tẩy rong trên thân và cành sẽ giúp tăng tỷ lệ mắt cua trên cây.

3. Bổ sung dinh dưỡng:

a. Bổ sung dinh dưỡng qua gốc

  • Khi cơi đọt trước ở thời điểm thuần thục tức là khi lá già: Bà con cần tiến hành bón phân hữu cơ gốc và tưới kích rễ cho cây, sử dụng 500 ml Rooter-Kích rễ mạnh pha cho 200 – 300 lít nước. Điều này giúp thúc đẩy rễ con phát triển, tăng khả năng hút dinh dưỡng. Vì thế mà cây khỏe và đi cơi đọt đồng đều hơn trong vườn.
  • Khi đọt có biểu hiện sáng hay còn gọi là nhú mũi giáo, hoặc khoảng 15 ngày sau khi bón phân hữu cơ và kích rễ: thì bà con cần tiến hành bón phân NPK có hàm lượng Đạm cao cho cây như (30-10-10, 20-10-10, 20-20-15 …). Và bà con cũng nên bón kết hợp với Humic hoặc Fulvic nhằm giúp cây hấp thu dinh dưỡng đầy đủ. Khi cây đủ sức thì sẽ có những cơi đọt khỏe.

b. Bổ sung dinh dưỡng qua lá:

Phun dưỡng cơi khi cây nhú mũi giáo ( 1 cơi đọt phun 4-5 lần) mỗi lần cách nhau 5- 7 ngày

  • Lần 1: Phun trị rầy xanh, combi, amino acid, Siêu kích đọt (P20) + Siêu Amino.
  • Lần 2: Phun thuốc trị rầy xanh cho sầu riêng (cần phun luân phiên các hoạt chất như: Cartap, Imidacloprid, Thiamethoxam ), Combi, Amino Acid, P18.
  • Lần 3: Phun trị rầy xanh, trị nhện đỏ, nấm bệnh, phân bón lá Canxi Bo và MKP giúp lá già đồng loạt.
  • Lần 4: Phun trị rầy xanh, trị nhện đỏ, nấm bệnh; 1 chai C25 giúp lá già đồng loạt.

KÍNH CHÚC QUÝ BÀ CON THÀNH CÔNG VÀ CÓ MỘT VỤ MÙA BỘI THU!

Phòng kỹ thuật – Công nghệ PUCKA