Sầu riêng giai đoạn nuôi trái cần một lượng lớn dinh dưỡng, nếu không có kỹ thuật chăm sóc tốt, cung cấp đầy đủ các dinh dưỡng cần thiết trong giai đoạn này sẽ bị hiện tượng rụng trái non, chai sượng múi, mẫu mã kém chất lượng dẫn đến giảm năng suất mùa vụ. Sau đây mời quý bà còn cùng Pucka tìm hiểu quá trình chăm dưỡng sầu riêng giai đoạn nuôi trái trong bài viết này!
1. Giai đoạn sau xổ nhụy đến 45 ngày sau khi đậu trái (SKĐT)
Trái tăng trưởng chậm trong khoảng 45 ngày đầu SKĐT, giai đoạn này trái chỉ tăng về kích thước, phát triển vỏ trái và hình thành hạt. Đây là giai đoạn phân chia tế bào để định hình vì thế trong giai đoạn này sẽ xảy ra quá trình rụng sinh lý. Vì vậy, việc quản lý rụng trái non trong giai đoạn này được đặt ưu tiên hàng đầu.
- Sau xổ nhụy hoàn toàn:
Sau khi hoàn thành quá trình xổ nhụy (giai đoạn tim đèn) khoảng 3 – 5 ngày sau tiến hành nhấp nước cho cây với lượng khoảng ½ lượng nước so với bình thường để giữ ẩm cho cây, tưới một ngày nghỉ một ngày.
Có nên bón phân cho sầu riêng ở giai đoạn sau xổ nhụy?
Sau khi cây sầu riêng xổ nhụy bà con thường ít bón phân vì sợ cây đi đọt làm rụng trái, điều đó rất dễ làm cho cây suy yếu, không đủ dinh dưỡng để nuôi trái.
Trường hợp cây sung, bộ lá xanh mướt, trước giai đoạn xổ nhụy bà con có kéo thêm đợt cơi thì sau xổ nhụy bón phân cung cấp dinh dưỡng cho cây như thường.
Trường hợp trước xổ nhụy 5 – 7 ngày đã có bón phân thì sau khoảng 15 ngày bà con không cần bón tiếp, ngược lại, sau xổ nhụy nên bón phân NPK chứa hàm lượng Kali nhằm chặn đọt.
* Nên ngâm phân trước hoặc bón phân dạng nước hòa tan để cây hấp thụ nhanh, hạn chế tưới nước xả phân nhiều lần.
Rải gốc:
Sau xổ nhụy hoàn toàn 5 -7 ngày, tiến hành bón các dòng phân bón NPK có chứa hàm lượng Kali cao để chặn đọt đồng thời giúp tăng đậu trái như: 12-12-17, 12-11-18, 17-5-25, 15-5-20, 16-9-20.
Giai đoạn 15 – 21 ngày, để quá trình phân chia tế bào, phát triển vỏ trái và hình thành hạt diễn ra thuận lợi nên sử dụng phân bón NPK có hàm lượng đạm cao kết hợp với Ca giúp cho tế bào dai chắc hơn, tránh tình trạng tháo khớp, có thể bón DAP + Ca hoặc bón 30-10-10 + Ca, 30-10-15 + Ca,…
Giai đoạn 21 – 45 ngày, phun trên trái, lá bộ sản phẩm chạy trái: Đậu trái + Phosimax + + Bo, giúp chạy trái nhanh, hỗ trợ quá trình phân bào, nhân nhanh kích thước trái, bên cạnh đó Canxi làm giảm tính thấm nước của tế bào, Bo tham gia vào quá trình phân chia tế bào giúp ổn định thành tế bào, từ đó cuống được chắc hơn hạn chế được tình trạng tháo khớp và rụng trái non.
2. Giai đoạn 45 đến 75 ngày SKĐT
Giai đoạn 45 – 60 ngày SKĐT, cây sầu riêng diễn ra quá trình rụng sinh lý đợt hai. Trong giai đoạn này, bà con lo lắng những vấn đề như hiện tượng rụng trái, méo trái,…
Dinh dưỡng
Trong giai đoạn này nên sử dụng những loại phân bón có tỷ lệ Đạm, Lân, Kali bằng nhau như: 15-15-15-TE, 16-16-16-TE, 17-17-17-TE,.. Lượng bón tùy vào tuổi cây và lượng trái trên cây, nên chia thành 2 – 3 lần bón để cây hấp thu tốt hơn và làm giảm hao hụt do bốc hơi hay bị rửa trôi khi tưới. Tuy nhiên, nếu gặp thời tiết nắng nóng bà con nên sử dụng phân bón có hàm lượng Đạm và Kali thấp để tránh hấp thu đạm quá nhiều gây tổn thương rễ do nóng, trường hợp mưa nhiều, ánh sáng ít quá trình quang hợp diễn ra kém bà con nên bón phân bón có hàm lượng Kali cao giúp hỗ trợ quang hợp, chuyển hóa tinh bột..
- Phân bón 3 số đều cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng giúp cây hấp thụ nhanh hơn, bộ lá khỏe mạnh, trái lớn nhanh, hạn chế méo trái và hạn chế rụng trái non và rụng trái sinh lý .
Thời điểm 55 ngày SKĐT, bón kết hợp phân hữu cơ để cung cấp thêm hữu cơ khoáng giúp trái nhanh lớn, nở gai nhanh mà không làm suy cây, có thể dùng sản phẩm tưới gốc hữu cơ như Carbon Xanh (Humic 7.0), Seaweed Amino,…
Phun trên trái, bộ chống rụng: Vi lượng + Phosimax + Extramine, sản phẩm dễ hấp thu, có chứa thành phần thấm nhanh giúp đậu trái, cuống dai chắc, gai xanh cứng, trái chạy nhanh. Phun định kỳ 2 – 3 lần, cách nhau 7 – 10 ngày/lần..
Sau 5 – 7 ngày bón hữu cơ, tiếp tục bón phân có tỷ lệ Đạm, Lân, Kali bằng nhau, có thể tăng lượng bón lên để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cây, tránh làm cây mất sức khi đang nuôi trái.
Lưu ý
- Giữ đất đủ ẩm, đào rãnh thoát nước để tránh tình trạng ngập úng.
- Phun định kỳ phòng ngừa sâu bệnh trên trái.
Sau khi gặp mưa lớn cần phun rửa nước mưa để hạn chế nấm bệnh.
3. Giai đoạn 75 đến 105 ngày SKĐT
Bón Đạm và Kali cao kết hợp với Ca như: 12-11-18 + Ca, 17-5-25 + Ca, 15-5-20 + Ca,… để tạo bộ khung và màu xanh đặc trưng của trái. Đối với Kali bà con nên bón Kali Sulphate, không được bón Kali Clorua và sẽ làm cho trái bị sượng và làm giảm mùi thơm của trái.
Tưới gốc: sử dụng Can PK F2 tưới 200 ml/gốc, với thành phần NPK siêu tinh khiết kết hợp các chất sinh học, dễ hấp thu giúp thúc trái lên cớm, chắc ruột, tròn trái, nặng ký.
4. Giai đoạn 105 đến 120 ngày SKĐT
Chỉ bón Kali giúp trái chuyển hóa nhanh lượng tinh bột và tăng phẩm chất trái cũng như màu sắc vỏ trái bóng đẹp.
Chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu!