Giai đoạn xổ nhụy cần tưới nước hay không?
Sầu riêng là cây trồng nhiệt đới, ưa khí hậu nóng ẩm, phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 24 – 30oC, sự sinh trưởng của sầu riêng bị giới hạn khi nhiệt độ thấp dưới 22oC hoặc vượt quá 40oC. Độ ẩm thích hợp cho cây sầu riêng trong giai đoạn kinh doanh là từ 60 – 65%.
Trong một giới hạn nào đó thì sự sinh trưởng của cây trồng tỉ lệ thuận với hàm lượng nước hiện diện. Nước cần thiết cho sản xuất carbohydrate, để duy trì tính hút nước của nguyên sinh chất, và nước là 1 phương tiện vận chuyển carbohydrate và các chất dinh dưỡng. Sự thiếu nước bên trong có thể làm giảm cả sự phân chia và phát triển của tế bào, và vì vậy làm giảm sự sinh trưởng của cây.
Nhiều nhà vườn thông thường sẽ không cung cấp nước cho cây trong giai đoạn xổ nhụy. Thời gian cây xổ nhụy thường kéo dài khoảng 7-10 ngày, nếu không cung cấp nước trong suốt thời gian dài như vậy, đặc biệt là mùa nắng nóng khi độ ẩm không khí tương đối xung quanh lá cây thấp ( độ ẩm <60%) thì tốc độ thoát hơi nước qua lá sẽ tăng lên. Điều này khiến cho cây trồng nhanh bị khô, chậm phát triển. Khi độ ẩm cao, cây trồng thực hiện cơ chế đối phó, dẫn đến làm giảm sự sinh trưởng của cây, có thể làm thiếu nước, suy cây và rụng bông. Cây đang thiếu nước nhưng không may gặp những cơn mưa trái mùa bất chợt cây sẽ rất dễ bị sốc nước và gây rụng.
Miền Tây: Giai đoạn cây xổ nhụy bà con vẫn nên duy trì tưới nước nhưng theo hình thức: “giữ ẩm bề mặt”, tức là chỉ tưới sương nhẹ mặt đất (lượng nước khoảng 20-30% lượng bình thường). Khi nào cây xổ nhụy dứt điểm thì tưới tăng nước lên từ từ trở lại 10-20% qua mỗi lần tưới.
Tây Nguyên và Đông Nam Bộ : ngưng tưới nước trong giai đoạn trước khi xổ nhuỵ 5 ngày và sau khi xổ nhuỵ 5 ngày . Sau khi xổ nhuỵ xong khoảng 5 ngày thì bắt đầu tưới nước trở lại và tưới tăng nước lên từ từ trở lại 10 – 20% qua mỗi lần tưới. Nếu trong giai đoạn xổ nhuỵ mà đất khô quá có thể tưới nhẹ sương sương.
Lưu ý:
Một số vùng trong thời điểm xổ nhụy hoặc cây mang bông, trái non nhưng lại gặp thời tiết nắng nóng khắc nghiệt làm cây mất nước đột ngột thì giải pháp là bà con có thể phun nước lên tán lá để giải nhiệt cho cây. Thời điểm: buổi sáng (trước 10 giờ sáng) và buổi chiều (từ 4 giờ đến 6 giờ), tránh tưới vào buổi trưa nắng sẽ càng làm cây bị sốc hơn.
Bón phân cho cây sầu riêng:
Nhiều nhà vườn sau khi cây xổ nhụy xong thường không dám bón phân cho sầu riêng vì sợ khi bón phân cây chạy trái quá nhanh, trái sẽ bị nứt. Bên cạnh đó còn sợ cây đi đọt và gây rụng trái, do đó cứ siết cây và trong suốt giai đoạn trái nhỏ cây không được bón chút phân nào… kết quả là cây suy yếu, thiếu dinh dưỡng và trái vẫn bị rụng như thường.
Vậy có nên bón phân cho sầu riêng ở giai đoạn sau xổ nhụy?
Vẫn nên bón phân cho sầu riêng giai đoạn sau xổ nhụy, nhưng phải bón hợp lí, cân đối dinh dưỡng.
- Trường hợp cây sung, bộ lá xanh mướt, trước giai đoạn xổ nhụy bà con có kéo thêm đợt cơi thì sau xổ nhụy bón phân cung cấp dinh dưỡng cho cây như thường.
- Trường hợp trước xổ nhụy 5 – 7 ngày đã có bón phân thì sau khoảng 15 ngày bà con không cần bón tiếp, ngược lại, sau xổ nhụy nên bón phân NPK chứa hàm lượng Kali cao nhằm chặn đọt.
Bà con có thể tham khảo quy trình chăm sóc sau đây:
Giai đoạn 5 – 10 ngày sau xổ nhụy:
- Sau khi hoàn tất việc xổ nhụy, 5 ngày sau bà con tiến hành nhấp nước trở lại cho cây với lượng nước khoảng 40 – 50% lượng nước bình thường để giữ ẩm cho cây, tránh cây bị sốc nhiệt khi gặp trời mưa, nên tưới 2 ngày 1 lần.
- Sử dụng P40 NPK (0 – 40 – 48) phun qua lá, với hàm lượng lân cao giúp bộ lá mau già, cứng cáp, hạn chế tình trạng đi đọt trong giai đoạn này.
- Đồng thời cần bổ sung Canxi Bo qua trái, dùng 1 chai Super Canxi – Bo 480 ml pha với 500 lít nước. Canxi giúp làm giảm tính thấm nước của tế bào, Bo tham gia vào quá trình phân chia tế bào giúp ổn định thành tế bào giúp cuống trái chắc hơn hạn chế tình trạng tháo khớp và rụng trái non.
Giai đoạn sau xổ nhụy 15 ngày:
- Giai đoạn sau xổ nhụy 15 ngày là giai đoạn đậu trái non.
- Trong giai đoạn này nên lựa chọn các dòng phân bón NPK có hàm lượng kali cao để chặn đọt như 15 – 5 – 25; 12 – 5 – 20; 12 – 11 – 18… kết hợp với 1 – 2 kg hữu cơ.
- Đây là giai đoạn trái non có hiện tượng rụng nên sẽ không tác động bất kỳ biện pháp nào vào bộ rễ nhầm giảm hiện tượng rụng trái. Chỉ cung cấp nước vừa đủ ẩm cho cây, không nên tưới quá nhiều nước.
- Để hạn chế rụng trái non sử dụng: 1 chai Siêu đậu trái+ 500 ml Phosimax + 500 ml VicBo pha cho 2 phuy, phun ướt đều trái, thân lá xung quanh, tập trung vào các cành mang trái. Phun 2 –3 lần, mỗi lần cách nhau 7 –10 ngày.
Giai đoạn trái 30 ngày:
- Khi trái được 30 ngày là cây đã chuyển qua giai đoạn rụng trái non. Thời điểm này cần tiếp tục tập trung bón phân cung cấp dinh dưỡng cho trái, lá phát triển.
- Cần lựa chọn phân bón NPK có tỷ lệ 1 – 1 – 1 như 15 – 15 – 15, 16 – 16 – 16, 17 – 17 – 17…cần phối hợp thêm trung vi lượng Ca, Bo giúp cuống dẻo, dai, gai cứng, không bể gai, bón từ 1 – 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày.
- Phân bón lá: dùng 500 ml P20 (20 – 20 – 20) + Phosimax + Amino pha cho 2 phuy, phun toàn cây, chủ yếu mặt dưới lá và trái, phun 2 – 3 lần cách nhau 7 – 10 ngày giúp lá xanh, dày, mướt, trái phát triển đồng đều.
- Tiến hành tỉa trái lần đầu tiên: trái có cuống nhỏ, chen chúc trong chùm, trái méo, sâu bệnh (6 – 8 trái/chùm).
Giai đoạn trái 45 – 70 ngày:
- Giai đoạn này trái bắt đầu gia tăng kích thước, là giai đoạn phát triển mạnh nhất của trái.
- Có thể bón phân NPK với một số tỷ lệ như: 20 – 10 – 10, 20 – 20 – 15, 15 – 15 – 15, có thể cộng thêm 1 – 2kg phân hữu cơ, hoặc sử dụng Can PK F2 tưới 150 – 200 ml/gốc. Chia làm 1 – 2 lần bón, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày.
- Kết hợp dùng P20 (20 – 20 – 20) pha cho 2 phuy, phun qua lá, thúc trái lớn nhanh, tròn đều trái, chắc ruột.
- Với Ri 6 cần bổ sung Canxi tritrate để khắc phục hiện tượng cháy múi. Kết hợp bổ sung Amino acid để giúp trái phát triển đồng đều.
- Tiến hành tỉa trái lần 2: trái cong veo, dị dạng (3 – 4 trái/chùm).
Trên đây là một số thông tin mà PUCKA muốn gửi đến quý bà con, chúc quý bà con có được một vụ mùa thật bội thu.
Phòng kỹ thuật – Công nghệ PUCKA