Trong thời gian mang trái, phần lớn chất dinh dưỡng của cây sầu riêng được tập trung để nuôi trái, cho ra trái có chất lượng thơm ngon, do đó sau khi thu hoạch trái thì lượng dinh dưỡng đó cũng mất đi. Chính vì vậy, việc phục hồi vườn cây sau khi thu hoạch là một điều hết sức cần thiết để đảm bảo cho cây sầu riêng tiếp tục sinh trưởng tốt, cung cấp lại lượng dinh dưỡng đã mất đi, bên cạnh đó giúp cây tạo thêm ít nhất 2 cơi đọt để cây tích lũy dinh dưỡng chuẩn bị cho mùa sau.
1. Sau khi thu hoạch trái, cây bị thay đổi trạng thái trở nên suy yếu, dễ bị sâu bệnh tấn công, do đó bà con nên phun phòng trừ nấm bệnh rồi để cho cây nghỉ từ 10 – 15 ngày.
2. Cắt tỉa – dọn vườn: mục đích là tạo độ thông thoáng cho cây.
- Tiến hành cắt tỉa những cành đực không mang được trái, cành yếu, cây bị sâu bệnh, cành khô chết, cuống và trái còn dư,…
- Có thể kết hợp cắt đọt tạo thông thoáng, cây lấy đủ ánh sáng hạn chế được nấm bệnh.
- Thu gom những cành bị cắt bỏ và dọn vườn giúp vườn được thông thoáng hơn.
=> Sau khi cắt tỉa nên phun các dòng thuốc trị nấm bệnh để các vết cắt mau khô, không bị các loại vi khuẩn, nấm bệnh xâm nhập.
3. Cải tạo đất
Thông thường, sau quá trình nuôi trái, cấu trúc đất sẽ bị thay đổi, đất có thể bị chua, độ pH đất thấp, đất bị bí chặt nên cần phải được cải tạo để giúp bộ rễ phát triển tốt hơn.
- Kiếm tra: độ pH đất, hàm lượng dinh dưỡng trong đất (hàm lượng hữu cơ, NPK, một số khoáng, trung, vi lượng) bằng máy sẵn có hoặc gửi mẫu đất đến các trung tâm phân tích.
- Xử lý đất: xới xáo đất xung quanh vùng rễ, bón giúp giảm độ chua cho đất, tăng pH, giúp cây hấp thu NPK tốt hơn, ngoài ra bón vôi còn giúp sát trùng, hạn chế nấm bệnh, tuyến trùng (tùy vào độ tuổi cây và phần tán của cây mà bón lượng vôi thích hợp).
- Sau khi bón vôi từ 5 – 7 ngày thì kiểm tra lại độ pH đất, nếu pH đất > 5 thì tiến hành bón phân hữu cơ (từ 5 – 10 kg/gốc) và rải chế phẩm vi sinh có ích như nấm Trichodecma, Baccilus, Streptomyces,… giúp tăng cường hệ vi sinh có ích và phòng trừ các vi sinh vật gây hại.
4. Phun rửa vườn + Kích rễ:
Thông thường sau khi thu hoạch thì bộ rễ tơ của cây bị thoái hoá, các đầu rễ bị đen,… do đó bộ rễ cần được cải thiện.
- Rửa vườn + trừ nấm bệnh trong đất: Tiến hành phun rửa vườn bằng những loại thuốc gốc đồng kết hợp với thuốc trừ nấm bệnh nhằm tiêu diệt và phòng ngừa các loại nấm hại, có thể sử dụng sử 500 ml Greencop + 200 g Acrobat MZ pha cho 2 phuy, phun 2 lần cách nhau 4 ngày. Bên cạnh đó, bà con nên tưới gốc với 500 ml Greencop + 200 g Ridomil Gold pha cho 200 lít nước, tưới 30 – 40 lít/gốc để trừ các loại nấm bệnh trong đất, dưỡng rễ khỏe mạnh.
Kích rễ:
- Sau 3 ngày tiến hành bón tạo mầm: rải 1 kg/gốc DAP(14 – 46 – 0) + 5 – 10 kg Goldor giúp hình thành mầm rễ, mầm cơi, kết hợp tưới kích rễ, tăng hấp thu dinh dưỡng: sử dụng 500 ml Rooter – Kích rễ mạnh + 1 lít Orgafish pha cho 200 lít nước, tưới 30 – 40 lít/gốc.
5. Dưỡng rễ
- Sử dụng Kelpostar + P18 (18 – 18 – 9) hoặc tưới Orgafish 1L + Kelpostar 1L pha cho 1000 lít nước giúp nâng pH, kích rễ, dưỡng rễ khỏe, sản sinh GA3.
6. Kích đọt – thúc cơi đồng loạt:
- Tiến hành bón phân DAP/20 – 10 – 10 (có thể + 1 ít Kali) để tạo mầm, kết hợp tưới gốc với OM Gel 18 – 8 – 4.
- Kích đọt, kéo đọt, đọt ra đều, mập đọt, giúp đọt không bị xoắn, chai sử dụng Kích đọt mạnh – Fastox + Amino + Vi lượng hoặc 30 – 20 – 10 + Amino + Vi lượng pha cho 2 phuy hoặc 3 phuy đối với cây tơ.
- Sau khi dinh dưỡng đã được hấp thu, tiếp tục tưới gốc với 500 ml Greencop + 200g Ridomil Gold pha cho 200 lít nước, tưới 30 – 40 lít/gốc, cách 2 ngày tưới một lần.
- Tiến hành rải thúc cơi với 1 kg/gốc NPK 16 – 16 – 8/30 – 10 – 10/20 – 20 – 15/20 – 20 – 5/20 – 10 – 10 + 0.5 kg Canxi Bo. Bên cạnh đó, tưới hữu cơ giúp tăng hấp thu dinh dưỡng, sử dụng Kelpostar + P25/P18.
7. Dưỡng đọt
Dưỡng lần 1:
- Dưỡng đọt mập mướt, không bị xoắn sử dụng 20 – 20 – 20 + Amino + Vi lượng pha cho 2 phuy, phun 2 lần, cách nhau 5 ngày. Bón dưỡng cơi với 2 kg/gốc NPK 20 – 20 – 15/20 – 20 – 20/12 – 11 – 18/12 – 12 – 17 kết hợp tưới gốc giúp tăng hấp thu dinh dưỡng P18 + P25.
Dưỡng lần 2:
- Rải gốc dưỡng cơi với 2 kg/gốc 15 – 15 – 20 kết hợp tưới 6 – 18 – 20 + Humic
8. Phun già lá
- Khi cơi lá cuối cùng để chuẩn bị làm bông mở đều, tiến hành phun già lá: sử dụng Siêu xanh + MKP pha cho 2 phuy hoặcc dùng chai Siêu xanh + P40 pha cho 2 phuy, phun 2 lần cách nhau 7 – 10 ngày.
- Sau đó, tiến hành bón phân thúc già lá 1 kg DAP + 0.5 kg Kali sỏi (dùng Kali trắng thì rải sau rải DAP 5 – 7 ngày) kết hợp tưới gốc giúp phân hấp thu hiệu quả 180 ml P15/F3 + chai Orgafish pha 20 lít nước (tưới cho 1 gốc), tưới 2 lần cách nhau 4 – 5 ngày.
Chúc bà con thành công!