Giai đoạn làm bông được xem là giai đoạn rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu trái, quyết định chất lượng và năng suất một mùa vụ của bà con. Trong đó việc xử lý đọt trong giai đoạn xổ nhụy là hết sức quan trọng. Sau đây, Pucka xin mời quý bà con cũng tìm hiểu những vấn đề trong giai đoạn làm bông cũng như giải quyết các vấn đề xảy ra.

Trong điều kiện bình thường, cây sầu riêng sẽ đi 3 – 4 cơi đọt/năm, tùy thuộc vào từng giống, điều kiện chăm sóc, chế độ dinh dưỡng,… cơi đọt mới cực kỳ quan trọng giúp bổ sung lá mới, vươn dài cành, cơi đọt khỏe mạnh không chỉ giúp tăng khả năng quang hợp, tích lũy chất dinh dưỡng mà còn là tiêu chí quan trọng để đánh giá sức sống của cây sầu riêng, đánh giá hiệu quả của phương pháp canh tác và phân bón.

Không phải lúc nào cơi đọt cũng đi đúng thời điểm như mong muốn của bà con, vấn đề sẽ khó khăn hơn nếu cây đi đọt vào giai đoạn xổ nhụy, từ đó sẽ xảy ra hiện tưởng cạnh tranh dinh dưỡng giữa đọt non và trái. Sầu riêng là cây có xu thế ngọn, trong khi bông trái sầu riêng xảy ra trên thân, đứng trước sự lựa chọn giữa đọt non và trái, tất nhiên sinh lý của cây sẽ chọn ưu tiên phát triển đọt. Cây đi đọt trong giai đoạn xổ nhụy dẫn đến hiện tượng tháo tầng rời, rớt bông, rụng hoa hàng loạt, có khi rụng hết vườn.

Để giải quyết vấn đề cạnh tranh dinh dưỡng trong thời kỳ làm bông có hai cách giải quyết như sau: kéo đọt và chặn đọt.

  • Kéo đọt:

– Kéo đọt: giai đoạn từ khi nhú mắt của đến khi xổ nhụy kéo dài khoảng 45 – 60 ngày, tương tự một cơi đọt sầu riêng từ khi khi nhú đến khi bộ lá thành thục khoảng 30 – 45 ngày, do đó trong giai đoạn này kéo đọt thành công thì lúc cây xổ nhụy lá đã chuyển già, không xảy ra tình trạng cạnh tranh dinh dưỡng với trái non, cơi đọt này còn giúp nuôi trái sau này, cây sau thu hoạch hạn chế suy cây và các bệnh vàng lá thối rễ, nứt thân xì mủ.

– Tuy nhiên, kéo đọt trong giai đoạn mắt cua không chỉ đòi hỏi cao về kỹ thuật, không phải vườn nào cũng có thể kéo cơi kịp thời điểm, điều đó còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc phân bón và sức cây,… Bởi sau thời gian dài thực hiện xiết nước, rễ cây suy yếu khiến sức cây bị ảnh hưởng, một số cây không thể ra cơi vì không đủ sức. Trong quá trình tạo mầm hoa, nhiều nhà vườn ở Miền Tây sử dụng Paclo hoặc các sản phẩm Lân + Kali cao nhằm ức chế mạnh đến việc hình thành các chất ĐHST trong cây dẫn đến cây suy kiệt, còi cọc khó đi đọt.

  • Chặn đọt:

– Chặn đọt là phương pháp khá phổ biến nhằm ức chế khả năng phát triển của đọt, dùng dinh dưỡng, chất điều hòa sinh trưởng làm giảm hoặc dừng sự phát triển của cơi dọt trong khoảng thời gian nhất định để kiểm soát đọt giai đoạn cây ra hoa đậu trái.

– Tuy nhiên bà con chỉ nên áp dụng trong những trường hợp thật sự cần thiết. Phương pháp này có thể làm suy giảm sức cây, ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ do đó cần tiến hành phục hồi và chăm sóc cây lại thật kỹ sau thu hoạch.

Thời điểm xử lý

Hợp lý nhất là khi bông sầu riêng chuẩn bị xổ nhụy, cách nhận biết là khi bông đạt 4 – 7 cm, bông dài đều, bông có màu vàng.

– Trường hợp đi đọt trước xổ nhụy khoảng 15 ngày bà có thể tiến hành phun mở lá nhanh với 500 ml Dằn đọt K60 + 500 ml CarbonXanh pha cho 400 lít nước, phun 2 – 3 lần, cách nhau 7 – 10 ngày, phun đều lên đọt non, tránh phun lên hoa. Mục đích giúp mở nhanh lá, chuyển lá non/lụa sang già đều.

– Trường hợp đọt đi trước xổ nhụy khoảng 3 – 5 ngày hoặc sau khi xổ nhụy, lúc này không kịp xử lý mở lá, bà con cần tiến hành phun chặn đọt sớm để tránh đọt non phát triển ảnh hưởng đến quá trình xổ nhụy và sự đậu trái, dùng 500 ml Dằn đọt K60 + 500 ml P40 400 lít nước phun phủ lá, phun 2 – 3 lần, cách nhau 5 – 7 ngày. Phun đều lên đọt non, tránh phun lên hoa. Mục đích hãm đọt non muốn chớm ra .

Chúc quý bà con có một vụ mùa bội thu!