Canxi bo là một trong những loại phân bón rất phổ biến trong quy trình canh tác của nhà nông. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được hết công dụng và các yếu tố quyết định để lựa chọn phân bón canxi bo phù hợp với cây trồng của mình. PUCKA sẽ đưa ra quy trình tìm hiểu toàn bộ thông tin về phân canxi bo.

Không có mô tả ảnh.

1. Canxi bo là gì?

Canxi bo (Canxi Boron) là loại phân bón trung vi lượng cung cấp dinh dưỡng canxi và vi lượng boron cho cây trồng. Đây là hai thành phần dinh dưỡng rất quan trọng đối với cây trồng trong việc hình thành và phát triển cấu trúc tế bào mới.

Đặc biệt trong các giai đoạn nhạy cảm như: cây con, ra hoa, đậu trái, giai đoạn lớn trái,…..đây là các giai đoạn đóng vai trò quyết định ảnh hưởng tới năng suất cả mùa vụ.

2. Tác dụng canxi bo đối với cây trồng

Có thể là hình ảnh về thực phẩm, ngoài trời và cây

Phân bón Canxi Bo có vai trò thiết yếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Canxi được xếp vào nhóm phân bón trung lượng do nhu cầu sử dụng là rất cao cho cây trồng.

Cây hấp thụ canxi dưới dạng đơn chất là ion Ca2+. Canxi đóng góp vai trò quan trọng giai đoạn đoạn phát triển bộ rễ cây trồng. Công dụng canxi bo giúp hình thành nên màng tế bào, làm cho vách tế bào trở nên cứng chắc hơn.

Do đó, tác dụng canxi bo rất quan trọng trong giai đoạn cây con, giai đoạn kiến thiết cơ bản hình thành các tế bào mới.

2.1 Tác dụng của phân bón canxi đối với cây trồng

Phân bón canxi làm tăng hoạt tính một số men, trung hòa các axit hữu cơ trong cây.

Đối với giai đoạn nuôi trái non thì phân bón canxi có vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào mới. Giúp trái lớn nhanh, tăng kích thước trái giúp trái chắc ruột, nặng kí.

Dinh dưỡng canxi có thể được cung cấp từ các nguồn sau: vôi (canxi carbonate), dolomit, vỏ sò, vỏ tôm, thạch cao (CaSO4),… Có thể rải gốc. Cao cấp hơn nữa thì chúng ta có thể cung cấp Canxi bằng các loại phân bón như. CYTOBASE Canxi, hoặc dòng Canxi hữu cơ amino.

  • Phân bón Canxi là thành phần chính của hợp chất cấu tạo nên vách tế bào. Từ đó cấu trúc tế bào cứng chắc và phát triển nhanh hơn. Đây là công dụng của canxi bo được biểu hiện rõ nhất ở đây.
  • Canxi giúp các axit hữu cơ của cây trồng cân bằng hơn. Từ đó kích hoạt hệ thống emzym hoạt động mạnh mẽ.
  • Canxi là một trong những yếu tố chính quyết định tới năng suất cây trồng. Cải thiện sinh trưởng của rễ tốt hơn và tạo môi trường cho hệ vi sinh vật có lợi phát triển.

2.2 Tác dụng vi lượng Bo (Boron) đối với cây trồng

Canxi Bo là phân vi lượng rất cần thiết cho cây trồng. Vi lượng Bo cần thiết cho tất cả các giai đoạn của cây trồng từ giai đoạn cây con đến giai đoạn ra hoa đậu trái.

Bo là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình phân chia tế bào và thụ phấn. Đặc biệt quan trọng cho sức sống của phấn hoa. Thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa và thụ phấn từ đó tăng tỉ lệ đậu trái.

Vi lượng Bo tham gia vào quá trình tổng hợp protein và lipid tăng hàm lượng đường và các vitamin trong củ, quả, ngăn ngừa tính trạng thối trái.

Các loại vi lượng bo được cây trồng hấp thụ từ nhiều nguồn như: Boric, Borax, Solubor hữu cơ, Amino Bo,…

  • Vi lượng Boron là vi lượng quan trọng thứ 2 trong việc hình thành vách tế bào, chỉ sau canxi. Do đó, để thúc đẩy cây trồng phát triển mạnh mẽ thì cây trồng sẽ được cung cấp đồng thời Canxi và Boron.
  • Vi lượng Boron tồn tại hầu hết trong các đỉnh sinh trưởng và cấu trúc sinh sản của cây trồng. Do đó, vi lượng Boron có vài trò quan trọng trong cả quá trình sinh trưởng, lẫn quá trình sinh sản ra hoa, đậu trái.
  • Vi lượng Boron tăng sức sống hạt phấn, tăng tỉ lệ đậu trái, chống rụng trái non, chống móp méo trái.
  • Vi lượng Boron tác động đến quá trình tổng hợp lipid, protein, hàm lượng đường và vitamin trong các loại quả, củ.

3. Phân bón lá canxi bo nên sử dụng lúc nào?

Từ vai trò quan trọng của từng thành phần canxi và bo chúng ta có thể rút ra thời điểm nên sử dụng phân bón lá PUKA canxi bo là:

  • Giai đoạn cây con, kiến thiết cơ bản: Đây là giai đoạn tăng trưởng về số lượng tế bào trong cây. Do đó dưỡng chất Canxi Bo là không thể thiếu được.
  • Giai đoạn ra bông: Giai đoạn này nhu cầu của cây trồng về vi lượng Bo là cao nhất. Do đó nên tăng cường sử dụng dạng canxi và bo hữu cơ để tránh tình trạng ngộ độc vi lượng.
  • Giai đoạn to trái: Đây là giai đoạn tăng trưởng thích thước trái. Do đó yếu tố canxi và bo là không thể thiếu. Nếu cung cấp không đầy đủ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất.

Lưu ý: Các giai đoạn trên nhu cầu canxi và bo của cây trồng tăng cao nên ngoài việc bổ sung bón gốc định kỳ cần bổ sung thêm qua lá.

Không có mô tả ảnh.

4. Công nghệ sản xuất phân bón lá canxi bo PUCKA AGRICARE

  • Công nghệ EDTA: là việc phối trộn cơ bản giữa các thành phần dinh dưỡng EDTA Ca và axit boric. Với hàm lượng nhất định theo công thức được tính toàn từ trước. Việc sử dụng các sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ EDTA sẽ mang lại hiệu quả ở mức ở mức khá. Với nhiều ưu điểm tốt mà giá thành lại thấp hơn so với công nghệ trước đó. Hầu hết các sản phẩm này đều được sản xuất trong nước.
  • Axit gluconic: Sản xuất bằng phụ gia axit gluconic. Giúp các thành phần dinh dưỡng như canxi và boron có liên kết yếu hơn EDTA. Nên giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ hơn. Các nhà máy ở Châu Âu thường sử dụng công nghệ này.
  • Lignosulfonate là sử dụng phụ gia axit lignosulfonic. Giúp các dinh dưỡng Canxi và vi lượng Bo đi chặt với nhau. Nên khi cây trồng hấp thụ Canxi sẽ hấp thụ luôn cả phân tử boron. Từ đó cây trồng sẽ tăng lượng dinh dưỡng hấp thụ. Các sản phẩm được sản xuất bằng công nghệ này thường ở các nước tiên tiến.
  • Amino axit là việc phối hợp, chelate hóa giữa Canxi và Boron vào gốc Amino axit. Giúp cây trồng tăng cường khả năng quá trình trao đổi chất. Do đó số lượng Canxi và Boron được cây trồng hấp thụ được là nhiều hơn và đồng thời được cung cấp thêm các axit amin và hữu cơ. Phân bón lá canxi bo amino các sản phẩm mang lại hiệu quả cao nhất trong dòng sản phẩm phân bón lá hiện nay.
Không có mô tả ảnh.

5. Cách sử dụng Canxi bo trong nông nghiệp

6.1 Cách sử dụng phân bón lá canxi bo

Phân bón lá PUCKA Canxi bo là dạng thể lỏng.

Liều lượng sử dụng:

  • Giai đoạn nụ/bông: Dùng 1 chai/400 lít nước, dùng 2 – 3 lần, cách nhau 7 – 10 ngày
  • Giai đoạn đậu trái: Dùng 1 chai/200 lít nước, dùng 2 – 3 lần, cách nhau 10 – 15 ngày
  • Giai đoạn chống nứt trái, bể gai: Dùng 1 chai/200 lít nước, dùng 2 – 3 lần, cách nhau 10 – 15 ngày.

Lưu ý:

  • Nên phun ướt đẫm bề mặt lá, sử dụng trong điều kiện thời tiết mát mẻ.
  • Tuân thủ liều lượng nhà sản xuất.
  • Chống chỉ định pha chung với các loại phân bón có chứa lưu huỳnh ở nồng độ cao (hoặc các loại NPK có chứa lưu huỳnh) và các loại thuốc nấm và sâu.

PUCKA kính chúc quý bà con vụ mùa bội thu!