Sầu riêng nghịch vụ giúp gia tăng thu nhập cải thiện đời sống rất nhiều của quý bà con nhà vườn. Tuy nhiên trong quá trình canh tác, cần có kĩ thuật trồng và chế độ chăm sóc cao, điều chỉnh chế độ tùy theo giống cũng như điều kiện của khí hậu của từng nơi. Trong đó giai đoạn ra hoa thường ảnh hưởng khá lớn đến năng suất cũng như chất lượng của trái. Chế độ dùng phân bón cho sầu riêng phù hợp với quá trình xử lý ra hoa sẽ góp phần tăng tỉ lệ thành công cho vụ nghịch. Pucka xin được chia sẻ quy trình xử lý ra hoa sầu riêng nghịch vụ góp phần nâng cao năng suất sản phẩm nhưng vẫn bảo tồn được giá trị tự nhiên của nền đất bền vững cho tương lai

Xử lý ra hoa nghịch vụ từ tháng 5-9 Âm lịch

Lưu ý các điều kiện:

  1. Đủ cơi đọt (cây đi được 2-3 cơi đọt, là đủ sức để ra hoa và nuôi trái)
  2. Trong điều kiện thời tiết bất lợi (mưa nhiều, làm mùa nghịch vụ nên sử dụng chất ức chế sinh trưởng như Paclobutrazole, Uniconazole, Mepiquat chloride,…) và tủ nilon phủ gốc (tránh nước mưa rơi xuống gốc)
  3. Đối với cây già (cây có tuổi từ 10 năm trở lên) nên ngắt phân sớm, cho đọt/lá già khằng, kết hợp bón phân tạo mầm đầy đủ, đọt 1 cơi cũng được rồi, lấy cơi từ từ trong bông, trái

1. Thúc già lá

Có nhiều công thức để thúc già lá, chúng tôi chọn theo cách sau để giữ cho lá già tươi khỏe lâu, khả năng tích lũy dinh dưỡng nhiều hơn

Khi lá mở đều (tầm 15 ngày sau nhú đọt, khi đó lá bắt đầu ngã màu xanh) tiến hành phun già lá: Dùng 1 chai Carbonxanh (NPK 0.25.9+Cytokinin) + 1kg MKP (NPK 0.52.34) pha 1 phuy 200 lít, phun mặt dưới lá

Tối thiểu cơi đọt cuối ra từ 3-5 cặp lá

2. Tạo mầm hoa

2.1. Bón tạo mầm

Bón gốc tạo mầm thường sử dụng NPK có hàm lượng theo tỷ lệ 1:3:2, Trong hỗn hợp NPK tạo mầm này Lân có nhiệm vụ tăng sinh quá trình hình thành mầm (Lân trong vai trò là chất chuyển hóa năng lượng của quá trình phosphoril hóa), Kali có nhiệm vụ chuyển hóa Carbon giúp quá trình sinh mầm mạnh hơn.

Liều lượng đối với cây dưới 10 năm tuổi bón 1 gốc 1,5-2kg (1,5kg DAP + 0,5kg Kali Sulfate), đối với cây trên 10 năm bón gốc từ 2-4kg hợp chất tạo mầm theo tỷ lệ như trên.

2. Ức chế sinh trưởng

Nhằm tăng hàm lượng Carbon và Cytokinin trong dạ cành (Phun Paclobutrazole hoặc Uniconazol,…) để mắt cua/bông ra đều và mạnh hơn)

Khi lá đã lụa (nhìn lá xanh/cứng đều) tiến hành phun Pacloputrazole với nồng độ/hàm lượng 1.000 – 1.500 ppm (Trong 1000 lít có 1000 – 1500 ppm Paclo). Ví dụ: Để có hàm lượng 1000ppm khi dùng Palobutrazol 20% thì pha 200 lít nước.

(Lưu ý: Paclobutrazol thường được sử dụng trong mùa nghịch, khi mùa mưa nhiều, nắng ít).

  • Phun đều dưới tán lá và trong dạ cành, đặc biệt phun kỹ mặt dưới lá
  • Sau phun Paclobutrazole 7-10 ngày có thể phun tạo mầm lần 3 tùy điều kiện thời tiết mưa nhiều hoặc tình trạng cây.

3. Phủ bạc nylon

Dùng cho mùa nghịch hoặc vùng có mưa nhiều

Sau phun pacloputrazole, tiến hành dùng bạc nylon đậy kín gốc, đồng thời xiết cạn nước trong mương. Nếu có mưa thì bơm nước liên tục ra ngoài.

4. Kích mầm/Rước mắt cua

4.1. Kích mầm hoa

Kích nhú mắt cua; 2-3 lần, cách nhau 5-7 ngày

Sau khi phun Paclo được 10-15 ngày thì tiến hành phun kích mầm/ Rước mắt cua: Phun dạ cành với công thức: 0,5Kg Lân 86 + 2 chai P61 (11.61.11+Cytokinin) pha 200 lít nước phun dạ cành (không phun lên lá)

4.2. Rước mắt cua

2 -3 lần, cách nhau 5-7 ngày

Khi mắt cua vừa nhú sáng, có thể phun kéo mắt cua thoát ra bên ngoài và hạn chế việc đen/cháy mắt cua thì phun:  1 chai P61 (11.61.11+Cytokinin) + 1 Chai dưỡng bông (Bo-Kẽm-Mo) + 1 chai Rước mắt cua pha cho 200 lít nước phun vị trí mắt cua ở dạ cành.

Rước mắt cua ở dạ cành

5. Dỡ bạc nylon

Thời điểm dỡ bạc

+ Điều kiện thuận lợi: sau đậy bạc 25-30 ngày dạ cành bắt đầu nhú mắt cua (mắt cua sáng dài). Đồng thời canh thời tiết như trời se lạnh vào buổi sáng, có gió chướng hoặc canh tiết vào ngày 15, 30 (âm lịch) hằng tháng

+ Điều kiện không thuận lợi: sau đậy bạc 30-40 ngày mà chưa thấy ra hoa mà cây hơi suy thì dỡ bạc tới nhẹ 30% lượng nước tưới thông thường rồi đậy bạc lại tiếp đến khi cây nhú mắt cua

6. Tưới nước sau khi dỡ bạc để kéo đọt

Tưới lượng nước bằng 20-30% lượng nước thông thường sau đó tăng dần lượng nước lên. Cách tưới: tưới đều nước chầm chậm từ bên ngoài tán vào trong.

Có thể là hình ảnh về cây và ngoài trời

7. Dưỡng bông và tỉa hoa

Rải gốc kéo đọt: (sau nhú mắt cua 15 20 ngày). Tùy theo độ tuổi cây, cây ăn lần đầu 3 -5 năm tuổi: 1 – 1,5 kg, từ 5 – 7 năm: 1,5 – 2,5 kg, sau đó tăng dần 3 -5 kg theo độ tuổi của cây, có thể chia ra 2 – 3 lần bỏ).

+ TH1: Lấy đọt ở giai đoạn bông, bón 500gr – 1kg NPK 20-10-10/ gốc hoặc 500gr – 1kg NPK 20-20-15/ gốc (yêu cầu vườn sung, kỷ thuật cao)

+ TH2: Giữ nguyên bộ lá: bón 500gr – 1kg NPK 15-15-15/ gốc (vườn bình thường) hoặc 500gr – 1kg NPK 12-11-18/gốc (vườn cây sung)

Rửa bông: phun các dòng thuốc bệnh định kỳ 7-10 ngày để hạn chế đen hoa, đặc biệt sau mưa đêm kết hợp thuốc sâu ngừa sâu đục bông

Phun lá: 1 chai Fastox kích đọt/ phuy 200l nước + 0,5 chai kích phát tố/ phuy 200l nước

Sau nhú mắt cua 15-20 ngày sử dụng Bo + Amino phun 2 lần cách nhau 7-10 ngày

Không có mô tả ảnh.

Tỉa bông: khi mắt cua tầm 10cm, tiến hành tỉa bỏ nhưng bông ở đầu cành, những bông bị sâu, những bông ra sớm hay ra muộn khoảng 7 ngày so với đọt ra hoa rộ

8. Dưỡng trái

Thụ phấn bổ sung: khi bông nở rộ, tiến hành thụ phấn bổ sung bằng cách dùng cọ mịn quét nhẹ nhàng lên chùm bông đang xổ nhụy thời điểm 21-23h

Chống rụng trái non: trước và sau khi xổ nhụy 5-7 ngày, dùng bộ đôi Feric đậu trái + Phosimax kết hợp Vic Bo phun 300 -400 lít nước phun ướt đều bông. Sau đó dùng bộ đôi Feric + Phosimax/ 300-400 lít phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày

Có thể là hình ảnh về 1 người, cây và ngoài trời

Tỉa trái:

+ Đợt 1: sau đậu trái 20-25 ngày: tỉa bỏ những quả méo, sâu bệnh, cuống nhỏ để lại 8-10 quả/chùm

+ Đợt 2: sau đậu trái 40-45 ngày: tỉa bỏ những trái méo, dị dạng để lại 4-5 trái/ chùm

+ Đợt 3: sau đậu trái 60 ngày (trái khoảng 1kg): tỉa bỏ trái lép để lại 2-3 trái/ chùm (khoảng 60-80 quả/ cây tùy theo tuổi cây và tình trạng cây).

9. Rải gốc đậu trái

+ Đợt 1: Sau đậu trái 30-35 ngày, rải 500gr -1kg Canxi + 300gr- 500gr NPK 12-11-18/ gốc

+ Đợt 2: Sau đậu trái 45-50 ngày, rải 500gr -1kg NPK 15-15-15/gốc hoặc 500gr – 1kg NPK 20-20-15/ gốc

+ Đợt 3: sau đậu trái 60 ngày , rải gốc 500gr – 1kg NPK 15-15-15 hoặc 500gr – 1kg NPK 12-11-18/gốc. Hoặc dùng Can Pucka F2 tưới 150ml -200ml/ gốc thúc trái lớn nhanh.

+ Đợt 4: Sau đậu trái 70 ngày, rải gốc 1kg – 1,5kg NPK 15-5-20/ gốc hoặc dùng Can Pucka F2 tưới 200ml/ gốc

+ Đợt 5 (chỉ áp dụng cho sầu riêng Monthong): Sau đậu trái 80-85 ngày rải gốc 500gr – 1kg NPK 15-5-20 + 300gr – 500gr Kali Sunphat/ gốc hoặc tưới Can Pucka F2 liều 200ml/gốc để lên cơm, chin đều, ít sượng

Phun lá:

+ Giai đoạn 30- 45 ngày phun những dòng phân bón lá có chưa hàm lượng Canxi, Mg cao

+ Giai đoạn 50 – 70 ngày phun những dòng sản phẩm chứa NPK cân bằng + Amino

+ Giai đoạn 70 ngày trở lên phun những sản phẩm chứa Amino + hàm lượng Kali cao

+Kết hợp phun thuốc ngừa thối trái và sâu đục trái

  • Lưu ý: Hãm đọt sầu riêng để không rụng trái

+ Cách 1: dùng những loại thuốc có hàm lượng etyphon cao phun để rụng đọt non (không khuyến cao do dễ rụng lá già đối với những vườn suy, kỷ thuật phun khó)

+ Cách 2: dùng thuốc có hoạt chất Hexaconazole liều 1 lít + 1kg MPK/ 100 lít nước phun khi đọt vừa nhú (phun 2-3 lần)

+ Cách 3: Dùng 1 chai Greencop 250ml + 1 chai 500ml Fastop (Pucka) / 200 lít phun khi đọt nhú 5-10cm (chưa mở lá) sẽ giúp lá mở, già nhanh.

Trên đây là các kỹ thuật xử lý ra hoa sầu riêng nghịch vụ  của cây sầu riêng được các kỹ sư nông nghiệp Pucka đã tích lũy nhiều năm kinh nghiệm. Cám ơn quý bà con đã dành thời gian để tham khảo bài viết.

Bà con có thể tham khảo các bài viết hay về sầu riêng TẠI ĐÂY.