1. TẠI SAO PHẢI LÀM GIÀ ĐỌT?

Muốn cây ra hoa, cây cần chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang sinh sản:

  • Giai đoạn nhú cơi: Cây đang ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng. cây mới hình thành cơi đọt, cây đang nhận dinh dưỡng từ cây mẹ để nuôi cơi đọt vì vậy chưa thể cho cây chuyển sang giai đoạn sinh sản ở thời điểm này.
  • Giai đoạn lá chuyển lụa: cây có thể tự quang hợp, đây là giai đoạn bà con có thể tác động cho cây hình thành cơi đọt mới hoặc tác động để xử lý ra hoa cho cây trồng

2. MUỐN CÂY RA HOA CẦN LÀM GÌ?

Vì vậy ở giai đoạn lá già cơi tập trung, bà con nên tạo mầm:

Lân và Kali sẽ tác dụng ở thời điểm cơi lụa để tạo dấu hiệu ra hoa, bên cạnh đó kết hợp với trung vi lượng để quá trình già hóa diễn ra mạnh mẽ hơn: + Lân nung chảy, super lân hoặc DAP giúp tạo mầm hoa và cảm ứng ra hoa

Kali tác động làm lá già nhanh giúp chặn đọt.

3. TẠO MẦM HOA CẦN LÀM GÌ?

Tạo mầm hoa là bước tác động lân cho cây để kích thích hình thành mầm hoa, tạo cảm ứng ra hoa. Lân giúp tạo mầm non, ra hoa và đậu trái. Tác động lên cả rễ, lá và vị trí mắt mầm để cây ra hoa đồng loạt hơn.

4. RẢI PHÂN TẠO MẦM HAY PHUN QUA LÁỞ giai đoạn 1 tháng trước khi ra hoa, để thúc đẩy hình thành mầm hoa có thể bón phân có tỷ lệ 1:3:2 hay 1:3:3. Hoặc đơn giản hơn có thể trộn KCl + DAP tỷ lệ 2:1, bón với liều lượng 0,5 kg/ cây.

Có thể kích thích sầu riêng ra hoa mùa nghịch bằng cách phun PBZ ở nồng độ từ 1000 – 1500 ppm lên đều hai mặt lá khi lá đã phát triển hoàn toàn, có màu xanh nhạt, kết hợp phủ nylon và rút nước nếu như ở miền Tây

Cây sầu riêng ra đọt non trong giai đoạn ra hoa đậu trái hay phát triển trái đều gây ra sự cạnh tranh với sự phát triển trái. Tuy nhiên, nếu cây không ra đọt cũng làm cho trái phát triển bất bình thường, hay bị dị dạng do thiếu nguồn cung cấp dinh dưỡng ( Carbohydrate – sản phẩm quang hợp). Quan tâm đến điều này, nhà vườn thường chú ý ” Kéo đọt” – kích thích cho cây sầu riêng ra đọt sau khi mầm hoa xuất hiện khoảng 7 – 10 ngày (hoa dài 4 – 5 cm) bằng cách phun giberellin ở nồng độ 10 – 15 ppm hay kết hợp với phân bón lá có hàm lượng đạm cao như N: P2O5:K2O 2:1:1 hay 3:1:1 để kích thích ra đọt non. Thời điểm kích thích sao cho lá non nở ra cùng thời điểm với hoa nở sẽ không có sự cạnh tranh giữa hoa và đọt non. Nếu kích thích ra đọt trễ, khi hoa đã nở, hoa thường bị rụng do bị cạnh tranh dinh dưỡng. Đọt non kích thích trong giai đoạn này sẽ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi trái sau này. Khi kích thích ra hoa với nồng dộ PBZ quá cao sẽ khó kích thích cây ra đọt non ngay sau khi nhú mầm hoa