Rệp sáp không chỉ gây hại mạnh trên cây cà phê, hồ tiêu,.. mà rệp sáp còn nguy hiểm đối với cây ăn trái đặc biệt là sầu riêng. Để cây sầu riêng cho năng suất và chất lượng tốt thì bà con cần nắm được những đặc tính gây hại của rệp sáp và áp dụng biện pháp phòng trừ riệp sáp hiệu quả trên cây sầu riêng như sau:

1. THỜI ĐIỂM XUẤT HIỆN

Rệp sáp gây hại quanh năm trong vườn sầu riêng nhưng bình thường chúng trú ẩn dưới rễ nên bà con khó nhận biết. Thời điểm biểu hiện rõ nhất là khi cây sầu riêng trong giai đoạn ra bông – xổ nhụy – trái non với những đốm trắng.

Để nhận biết sớm trong vườn có rệp sáp hay không ,chúng ta cần chú ý đến những yếu tố sau:

+ Những vườn sầu riêng có trồng xen cây trồng khác như: tiêu, cà phê, bơ, na, ổi,.. sẽ dễ xuất hiện rệp sáp.

+ Vườn có xuất hiện kiến: kiến vàng, kiến đen, kiến cao cẳng,..

+ Vườn có nấm bồ hóng xuất hiện

+ Trong diều kiện khô hạn (thiếu nước tưới, mô đất cao,…) rệp sáp sẽ xuất hiện và gây hại nặng hơn.

2. ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT:

Rệp phấn trắng: có kích thước bé bằng hạt mè, cơ thể rệp xuất hiện nhiều tua trắng, có thể phủ đầy chất sáp trắng như phấn.Trứng: Màu vàng, bao xung quanh là lớp sáp bông xốp trắng, xếp theo nhóm khoảng 20 quả.

Không có mô tả ảnh.
Hình ảnh phóng to rệp phấn trắng trên lá sầu riêng

3. BIỂU HIỆN

Rệp sáp tấn công hầu hết ác bộ phận của cây (rễ, lá, cành, bông, trái), nhưng gây hại rõ nhất khi cây có bông và trái non.

+ Trên bông: Làm teo tóp cuống bông nếu tấn công ở cuống, tấn công ở bông làm bông thiếu hạt phấn, vàng, héo, dễ rụng.

+ Trên trái non: Làm tro tóp cuống trái, trái bị gai to – gai nhỏ không đều. Trái bị méo mó, vàng gai, không lớn và dễ bị rụng.

+ Trên trái lớn: Khi bị rệp và nấm bồ hóng tấn công làm vỏ trái bị đen, xấu xí, mất thẩm mỹ trái.Ngoài ra, cây bị rệp sáp tấn công âm thầm lặng lẽ dưới rễ có những biểu hiện sau: Rệp sáp chích hút rễ gây phù nề, rễ chậm phát triển. Đồng thời vết chích của rệp sáp tạo vết thương hở điều kiện cho nhiều loại nấm gây hại (thối rễ, xì mủ,…).

Phòng Trừ Rệp Sáp Cho Cây Sầu Riêng - Sầu Riêng Sạch
Trái non bị rệp tấn công

4. BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

4.1 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA

– Trong vườn sầu riêng hạn chế trồng xen những cây thu hút rệp sáp như: cà phê, tiêu, bơ, na, ổi,…

– Nếu có trồng xen thì chú ý tưới dưới gốc thuốc phòng ngừa rệp sáp định kỳ do rệp sáp sống dưới rễ.

– Nhà vườn chủ động phun phòng rệp sáp định kỳ cho cây, nhất là ở các giai đoạn cây ra bông, sau khi xổ nhụy và đậu trái non. Phun định kỳ từ 15- 20 ngày/lần. . Ngoài ra, giai đoạn sau khi xổ nhụy thì rệp sáp sẽ phát triển mạnh do đó cần tưới thuốc ngừa thường xuyên.

– Nếu thấy trong vườn có kiến thì cần tiêu điệt kiến để hạn chế kiến tha rệp sáp từ dưới gốc lên cây này sang cây khác. Đồng thời dọn sạch cỏ rác, lá cây mục xung quanh gốc, vì đây là nơi trú ngụ của kiến.

– Tưới đủ nước để hạn chế sự phát triển của rệp sáp. Trong giai đoạn ra bông và trái non cần cung cấp đủ nước cho đất không bị khô.

Bảo vệ và phát triển các loài thiên địch của rệp sáp trong vườn như bọ rùa, ong ký sinh,…

4.2 BIỆN PHÁP HÓA HỌC

Sử dụng các loại thuốc BVTV hóa học có hoạt chất như Buprofezin, Dimethoate, Methidathion,…

CẢNH BẢO: Việc sử dụng thuốc BVTV hóa học gây ảnh hưởng đến sức khỏe, là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư, nó chỉ có thể làm giảm dịch hại trước mắt, nhưng về lâu dài dễ bùng phát sự gây hại của các loài khác. Giai đoạn cây đang xổ nhụy hoặc trái non sử dụng thuốc hóa học dễ làm ảnh hưởng đến bông và trái non.

4.3 BIỆN PHÁP SINH HỌC AN TOÀN

Sử dụng bộ sản phẩm sinh học Greencop làm cho côn trùng, sâu hại ngưng ăn, khống chế được côn trùng và sâu hại trong các giai đoạn sinh trưởng. Sau đó dùng Pucka ion Đồng để tiêu diệt rệp sáp hại cây sầu riêng.

Có thể sử dụng đạm cá, hay bón phân hữu cơ dạng dung dịch có thể sử dụng chung với thuốc phòng trừ ở trên.

Hàm lượng: Để phun phòng rầy, rệp sáp, nhện đỏ. 300ml cho 200 lít nước.

Hàm lượng để tiêu diệt: 1 lít cho 200 lít nước.

Để tăng hiệu quả phòng bệnh, trong quá trình phun bà con cũng có thể trộn chung với trichoderma để tưới gốc.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI PHÒNG TRỊ RỆP SÁP NHƯ SAU:

+ Đất phải ẩm trước khi tưới thuốc trị rệp sáp.

+ Tưới nhiều và đủ lượng nước tưới thuốc.

+ Khi rệp sáp sinh sản và có mật số nhiều thì chúng có tập tính xếp chồng lên nhau thành nhiều lớp. Do đó để triệt để rệp sáp cần phải kiên trì bằng cách tưới hoặc phun xịt ít nhất 3 lần, mỗi lần cách nhau 3-5 ngày để diệt đến rệp sáp cuối cùng.

Trên đây là cách trị rệp sáp trên sầu riêng hiệu quả và an toàn nhất. Hy vọng bà con áp dụng tốt trên vườn của mình để có một mùa cây trái bội thu.