Ngoài vấn đề rụng bông và trái non do quá trình sinh lý, còn có những nguyên nhân tác động bởi cách chăm sóc, dịch hại, điều kiện ngoại cảnh,…Điều này ảnh hưởng đến năng suất mùa vụ cũng như sức khỏe của sầu riêng sau thu hoạch. Vậy những nguyên nhân đó là gì và biện pháp xử lý hiệu quả như thế nào, mời bà con cùng tìm hiểu.

Không có mô tả.

 1. Do thiếu dinh dưỡng

  • Trường hợp 1: Đối với các vườn trồng xen canh, không chăm sóc thường xuyên, không bón cân đối phân hữu cơ và hóa học để cân bằng dinh dưỡng.

Nếu cây thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn mang hoa, mang trái rất dễ dẫn đến tình trạng cây bị “stress”, đình trệ quá trình sản xuất amino acids. Chính những amino acids này được tổng hợp nuôi cây nhờ sự thủy phân các protein hiện có, vì vậy nếu không cung cấp đủ dinh dưỡng “cây sẽ tự ăn thịt chính mình” dẫn đến sự rối loạn làm rụng bông cũng như trái non hàng loạt.

Biện pháp xử lý: Sử dụng sản phẩm Pucka Đậu trái

Giai đoạn sử dụng khi hoa vàng đít sắp xổ nhuỵ, xổ nhuỵ đồng loạt và trái cỡ ngón chân cái là “chuẩn” nhất, với liều lượng là 240ml đậu trái cho phuy 400 lít nước phun đều lên bông

Chống buông đĩa – đậu trái Pucka
  • Trường hợp 2: Đối với những cây sầu riêng vừa mang hoa hoặc trái non vừa đi đọt.

Thời điểm sầu riêng phát triển mắt cua bắt đầu tưới nhấp nước để cây quen dần, phòng trường hợp mưa đột ngột sẽ dễ làm cây bị sốc nước gây rụng hàng loạt, kéo theo cây rất dễ đi cơi đọt mới ở đầu cành, làm tập chung lượng auxin và IAA về ngọn, đỉnh đọt mà không vào hoa/trái

Biện pháp xử lý:

  • Hãm đọt: Bà con có thể dùng thuốc hãm đọt để ngăn đọt phát triển trong giai đoạn này. Trong trường hợp này, bà con nên sử dụng Pucka mKp giúp hạn chế cây ra đọt non, thúc lá non mau già giúp cây ngưng quá trình đi đọt sẽ tăng cường khả năng ra hoa tập chung.
Pucka mKp

mKp là phân bón không chứa đạm, tỷ lệ NPK là 0 – 52 – 32 được khuyến cáo phun gốc và phun qua lá. Với nồng độ Kali cao ức chế đạm kiềm hãm sự phát triển của đọt, nếu cây đang ra quả Kali sẽ vào trái, tăng chất lượng quả. Lân giúp làm lá già nhanh hơn, khi cây đang ra hoa tạo quả nếu sử dụng mKp của Pucka ưu trội làm kích rễ, và do k có amoni nên k gây cây không bị cháy lá, cháy rễ . Tiếp theo, giúp tạo mầm hoa, bởi vì có Lân, giúp chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang sinh sản, lá già nhanh, lá mới k hình thành, không dồn đạm lên lá mới, giúp ra hoa, hạn chế rụng hoa trái nhờ trong mkp không có đạm.

  • Nếu bà con mình muốn thúc đẩy sự già lá:  điều chỉnh coi đọt xích lại gần nhau đó thì sử dụng nửa kí đến 1 kí mKp cho phuy 200 lít, sử dụng khoảng 2 lần cách nhau 7 -10 ngày, tùy theo khoảng cách của cơi
  • Nếu muốn chặn đọt:thì nồng độ phải cao hơn, muốn tạo mầm thì mình phải đưa lân ở 1 mức độ cao để cây nó hiểu, nhưng mà ở trong mkp nó chứa Kali cao, nên k phải lúc nào chúng ta cũng tăng liều mkp đc, Pucka khuyến cáo kết hợp vs Lân cao nứa, tức là cái 10 -60 -10 đó, tức là 500 gram – 1 kí mkp + 500 gr -1 kg. Lân tạo mầm 10 -60 -10 cho phy 200 lít

Lưu ý trong khi dùng sản phầm này: Không cộng với Ca và Magie, đây là trung lượng hóa đá, làm lân k đc hấp thu và gây ảnh hưởng nhiều đến cây

  • Dìu đọt: Giai đoạn mắt cua nếu cây phát triển thêm cơi đọt mới thì dìu đọt với FISH SEAWEED 500ml hoặc HUMIX EXTRA 10Kg nhằm bổ sung mạnh dinh dưỡng để cây ra cơi đọt nhanh hơn trước xổ nhụy, đồng thời nuôi mắt cua to, khỏe.

2. Do sốc nước

Tình trạng sầu riêng bị sốc nước do mưa trái mùa hay xảy ra trong vụ thuận (tiết làm bông tháng 12 – tháng 3 năm sau). Việc tưới nhấp nước giúp hạn chế cây bị suy kiệt, nếu dính mưa đột ngột cũng giảm bớt lượng bông, trái non rụng hàng loạt.

Biện pháp xử lý: Giai đoạn trước và sau xổ nhụy cây chỉ cần đủ ẩm (tức 1/3 lượng nước thông thường) nhằm giữ ẩm cho bộ rễ và hạn chế sốc đột ngột do mưa. Vì vậy nên tưới nhấp nước để cây quen từ từ. Duy trì thời gian tưới 10 – 15 phút, sau đó tăng dần, không nên tưới liền 30 – 60 phút liên tục.

3. Do sốc nhiệt

Khi thời tiết nắng nóng liên tục, xen lẫn một vài trận mưa trái mùa hoặc do sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm quá cao sẽ dẫn đến rụng bông, trái non hàng loạt.

Biện pháp xử lý:

  • Duy trì tưới nhấp nước đều đặn cho cây. Nên tưới nước vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, tránh tưới vào buổi trưa dễ làm cây sốc nhiệt hơn.
  • Nên giữ cỏ vườn, cỏ quanh tán nhằm giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm.

Kinh nghiệm khuyến cáo: Nên kết hợp tưới seaweed amino, trong quá trình đậu trái seaweed amino giúp kéo dài thời gian sống của hạt phấn và kéo vòi nhị dài hơn dễ lấy nhụy hoa tạo môi trường thuận lợi cho phấn hoa nảy mầm. Seaweed là loại thực vật ở biển, có nhiều thành phần dinh dưỡng, các loại khoáng, các loại axit hay là các loại hooc mon, giúp cây được tươi mát được khỏe khoắn hơn. Amino được chiết suất từ các loại keratin và được sử dụng trong quá trình trị liệu, làm thực phẩm chức năng, làm dinh dưỡng cho thực vật. Tưới seaweed kết hợp sẽ giúp cây giảm được hậu quả của sốc nước, sốc nhiệt và các stress khác do hóa chất mang lại. Đối với hững vườn tơ 3 – 6 năm: thì sd 1 chai 500ml cho 400 lít H20. Tưới hỗn hợp trên cho cây với lượng 20 – 40 lít/gốc, còn đối với vườn trong giai đoạn kinh doanh khoảng 7 năm tới 15 năm thì sử dụng 1 chai 500ml cho 200L. Mình phun 2 – 3 lần mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất cho cây.

SEAWEED AMINO CTY TNHH PUCKA

4. Do sinh lí

Khi đậu trái, cây sầu riêng sẽ có đợt rụng trái non do sinh lý, điều này rất bình thường. Cây không thể nuôi toàn bộ trái nên việc rụng bớt trái để tập trung nuôi dưỡng số lượng trái nhất định. Cây sẽ tiết ra một số chất điều hòa sinh trường để hình thành tầng rời ở cuống trái, sau đó trái sẽ rụng xuống quá trình này rụng sinh lí của cây rất bth

Sầu riêng rụng trái do dinh dưỡng thiếu cân đối. Trong giai đoạn hình thành và phát triển hoa, sầu riêng không được cung cấp đủ các dưỡng chất, đặc biệt là vi lượng Bo. sức sống hạt phấn yếu, tỉ lệ đậu quả thấp, cuống hoa, cuống trái thúc đẩy hình thành tầng rời nên hoa và trái non dễ bị rụng.

Ngoài ra, bón phân thừa đạm làm cây sầu riêng tập trung ra đọt thay vì nuôi trái cũng là nguyên nhân khiến cây rụng trái non.

Biện pháp xử lý: Sử dụng sản phẩm Pucka Đậu trái với liều lượng là 240ml đậu trái cho phuy 400 lít nước phun đều lên bông

5. Do sâu, bệnh hại tấn công

Ngoài những biểu hiện rụng bông và trái non từ từ, thời diểm cây đang mang hoa và trái, bà con chú ý một số sâu bệnh hại tấn công phổ biến như: bọ xít, nhện đỏ, rầy xanh, đặc biệt là bệnh thán thư sẽ làm bông cũng như trái non bị khô, gây rụng không thương tiếc. cây cũng dễ bị tấn công bởi bệnh do vi khuẩn, nấm,…Đồng thời, cây không phát triển đủ cơi đọt, lá nhỏ và mỏng.

SẦU RIÊNG BỊ CHÁY LÁ TRÚT NGỌN DO RẦY XANH GÂY HẠI - Minh bạch tạo uy tín
Sầu riêng bị cháy lá chút ngọn do rầy xanh tấn công

Biện pháp xử lý:

  • Sử dụng các hoạt chất như: Mancozeb, Hexaconazole, Phosphonate,… để phun phòng bệnh thán thư và một số loại nấm bệnh khác trước khi nhú mắt cua đến khi đậu trái. Định kỳ 7 – 10 ngày/lần.
  •  Bổ sung cân bằng phân hữu cơ như: Đạm cá, humic, phân chuồng,…và phân hóa học NPK 3 số đều nhau (15-15-15; 16-16-16; 17-17-17;…) trước khi làm bông ít nhất 3 tháng để cây phát triển đầy đủ cơi đọt.

Với những nguyên nhân gây rụng bông và trái non cùng biện pháp xử lý, phần nào cũng giúp bà con giảm bớt sự lo âu trong quá trình làm bông sầu riêng. Từ đó, có thể chọn lọc những phương pháp kèm theo kinh nghiệm mà xử lý hiệu quả. Kính chúc bà con nhiều sức khỏe và một vụ mùa thật như ý.

Lan Anh