Độ pH của đất hay còn gọi là phản ứng của đất, được đánh giá bởi nồng độ của ion H+ và OH- có trong đất. Chỉ số pH chính là chỉ số đánh giá mức độ chua hay kiềm của một loaị đất. pH = 7 là đất trung tính, pH < 7 đất có tính axit (đất chua), pH > 7 đất có tính kiềm.

Độ pH của đất hay còn gọi là phản ứng của đất, được đánh giá bởi nồng độ của ion H+ và OH- có trong đất. Chỉ số pH chính là chỉ số đánh giá mức độ chua hay kiềm của một loaị đất. pH = 7 là đất trung tính, pH < 7 đất có tính axit (đất chua), pH > 7 đất có tính kiềm.
Bảng màu chỉ số pH trong đất.

Khoảng pH thích hợp của một số loại cây trồng:

Rau quả pH tối ưu  
Atiso 6.5-7.5 Hành tây 6-7
Măng tây 6-8 Đậu Hà Lan 6-7.5
Lúa mạch 6-7 Tiêu 6-7
Đậu 6-7.5 Bí đỏ 5.5-7.5
Cải Brussels 6-7.5 Gạo 5-6.5
Bắp (ngô) 6-7.5 Đậu nành 5.5-6.5
Dưa leo 5.5-7.5 Rau chân vịt 6-7.5
Early carrot 5.5-7 Dâu 5-7.5
Early Potato 4.5-6 Đậu chuỗi 6-7.5
Cà tím 5.5-7 Củ cải đường 6-7
Late carrot 5.5-7 Hướng dương 6-7.5
Late Potato 4.5-6 Khoai lang 5.5-6
Rau diếp 6-7 Cà chua 5.5-6.5
Dưa 5.5-6.5 Dưa hấu 5.5-6.5
Yến mạch 6-7 Lúa mì 6-7
Hoa pH tối ưu Cây ăn quả pH tối ưu
Cây keo 6-8 Táo 5-6.5
Lá Ôrô 6-7 Quả mơ 6-7
Hoa bất tử 6-6.5 Cherry 6-7.5
Hoa giấy 5.5-7.5 Bưởi 6-7.5
Hoa Mẫu đơn 6-7.5 Nho 6-7
Cây Thạch nam 4.5-6 Chanh 6-7
Cây đại kích 6-7 Quả xuân đào 6-7.5
Cây khoa vản anh 5.5-7.5 Cam 5-7
Cây long đởm 5-7.5 Đào 6-7.5
Hoa layơn 6-7 6-7.5
Cây lêlư 6-7.5 Mận 6-7.5
Lan Dạ Hương 6.5-7.5 Lưụ 5.5-6.5
Hoa diên vĩ 5-6.5 Quả óc chó 6-8

Giá trị pH từ 3.0 – 5.0: Loại đất có tính axit cao (đất rất chua).Cây trồng không thể hấp thu các dưỡng chất như: Kali (K), Phốt pho (P), Bo (B), Molipden (Mo.),… Mặc dù chúng vẫn hiện diện trong đất nhưng do tính axit cao làm các nguyên tố này không thể hòa tan và bị giữ chặt trong đất.Hầu hết các loại vi sinh vật không thể hoạt động để phân hủy chất hữu cơ dẫn đến tình trạng đất bị bí chặt, nghèo dinh dưỡng…

Sự hữu dụng của P bị giảm trên đất chua chứa nhiếu Fe, Al. Sự hữu dụng của Mo giảm là hậu quả của sự giảm pH đất. Các loại đất khoáng chua thường hay có hàm lượng Al và Mn hoà tan cao, và khi hàm lượng các nguyên tố này đạt mức thừa sẽ gây độc
cho cây.

Giá trị pH từ 7 (đất trung bình): Loại đất này thích hợp cho phần lớn các loại cây trồng thông thường, trừ các loại cây ưa vôi.Lượng dinh dưỡng có trong đất luôn duy trì trạng thái thích hợp cho cây trồng sinh trưởng phát triển tốt. Phần lớn các loại vi sinh vật có lợi trong đất sẽ hoạt động tốt trong môi trường có khoảng pH này.

Giá trị pH từ 7.1 – 8 (đất có tính hơi kiềm): Thích hợp cho việc trồng các loại cây họ đậu.Trong môi trường đất kiềm các nguyên tố Mang gan (Mn), Sắt (Fe)…sẽ bị giảm khả năng hòa tan gây sự mất cân bằng với Canxi (Ca) dẫn đến cây trồng bị vàng ở những bộ phận tăng trưởng mới. Tỷ lệ vi sinh vật gây bệnh thối rễ trên họ rau thập tự giảm trên loại đất này.

Khi bón các loại phân bón có chứa NH4-N và bón trên mặt đất có pH >7,0 thì có thể N sẽ bị mất do sự bay hơi. pH đất < 5,0 và >7,0 sẽ làm gia tăng sự biến đổi phân P hoà tan trong nước thành các dạng có tính hữu dụng thấp hơn đối với cây trồng. Một số loại bệnh phát sinh từ đất cũng bị ảnh hưởng bởi pH đất. Bệnh nấm vảy (Scab) của khoai tây Irish, bệnh ghẻ của khoai lang, và thối rễ đen của thuốc lá phát triển trong điều kiện đất trung tính và kiềm.

Phòng Kỹ thuật – Công nghệ PUCKA