Năm nay, ở nhiều nơi xảy ra hiện tượng cháy múi sầu riêng. Có rất nhiều ý kiến khác nhau giải thích hiện tượng này: Do Clorua, mất cân đối dinh dưỡng (Ca, Mg…), thiếu nước, đi đọt cạnh tranh dinh dưỡng… Vậy đó có phải là nguyên nhân chính không?

Theo một số tài liệu từ Thailand và Thầy Trần Văn Hâu thì cháy múi SR là do rối loại sinh lý của cây. Trong đó hiện tượng CHÁY hột/hạt đen là do stress thời tiết kèm thiếu nước và thiếu Kali. Trong quá trình phân hộc hình thành hột bị thiếu nước và kali nên hột/hạt không hình thành được và trở nên CHÁY. Theo Thầy Hâu khảo sát năm 2017 thì hiện tượng này chủ yếu xảy ra trên Ri6. Tuy nhiên năm nay (năm 2020) thời tiết khá khắc nghiệt nên xảy ra trên nhiều giống. Hiện tượng nhão/ướt cơm do trước thu hoạch gặp mưa lớn.

Múi sầu riêng = phần cơm + phần hột. Phần trên múi bị đen (cháy) là phần hột, hột sầu riêng chứa nhiều chất rắn với thành phần chính là tinh bột, chất xơ, chất béo, protit. Khi tinh bột, chất xơ,… không được tổng hợp đủ thì nó gây ra hiện tượng thối đen phần hột, có thể xảy ra từ khi trái bắt đầu phân hộc. Phần Cơm thường bị sượng, nhão, ướt khi có hiện tượng cháy múi, có thể xảy ra từ lúc phân hộc, vào cơm.

Hiện tượng cháy múi thường gặp trên cây Sầu Riêng

Cụ thể hơn:

Do thời tiết nắng nóng khô hạn (nhiệt độ t° > 35°C, độ ẩm RH < 45%, lượng gió cao) thì khả năng thoát hơi nước từ đất và cây ra không khí càng mạnh, cây không hấp thu được đủ dinh dưỡng N, K và nước. Thêm vào đó, thời tiết khô hạn cây bị stress nặng làm rối loạn quá trình sinh lý sinh dưỡng trong cây làm cho quá trình chuyển hóa tinh bột, đường, chất béo,…vào trái không được, hột sầu riêng không hình
thành được.

Sầu riêng là cây ra trái ở thân cành, chúng cần một lượng tinh bột lớn (do quang hợp -> tổng hợp tinh bột và chuyển hóa tinh bột,…), chất rắn lớn (Carbonhydrate, Lipit, protein,…)… Trong đó chất hữu cơ và Kali là 2 nhân tố dinh dưỡng quan trọng nhất, cần nhiều nhất. Nếu thời tiết không thuận lợi, lượng dinh dưỡng (hữu cơ và Kali) không đủ để tổng hợp và không chuyển hóa được thì thiếu dinh dưỡng (cháy múi, nhão cơm, sượng cơm).

Thêm vào đó ở các vùng mặn xâm nhập, lượng muối NaCl quá nhiều làm cháy rễ, ngăn cản Đạm, Kali, Ca vào cây… từ đó cây suy yếu không đủ dinh dưỡng, không đủ tinh bột, đường vào hột, cơm…gây nên hiện tượng cháy múi mạnh nhất (đặc biệt vùng Miền Tây).

Một nguyên nhân quan trọng nữa là cách bón các loại phân NPK, Ca,… chưa hợp lý, xịt quá nhiều chất chặn đọt trong giai đoạn nuôi trái, kích thích sinh trưởng,…trong lúc thời tiết khắc nghiệt. Đặc biệt ở giai đoạn trái 5-7 tuần và 8-12 tuần tuổi. Hiện tượng cháy hột cũng có thể do thụ phấn kém nhưng khả năng này rất ít xảy ra.

Biện pháp khắc phục

  • Vườn nên để lớp cỏ sống, tăng hệ vi sinh vùng rễ
  • Bón hữu cơ nhiều, nắng nóng tưới hữu cơ lỏng có tính mát rễ
  • Phun dinh dưỡng trực tiếp vào trái. Không phun Lân cao ở giai đoạn trái 5-7 tuần tuổi. Phun nhiều hữu cơ, Lân,… giai đoạn 8-12 tuần tuổi.
  • Vùng nhiễm mặn với độ mặn cao thì hơi khó giải quyết, chỉ nên bỏ trái nếu không có nước ngọt để tưới rửa. Ngoài ra nên Bón luân phiên Ca và Mg kết hợp với Hữu cơ và Fulvic acid….để ức chế Na. Bón phân nuôi trái với tỷ lệ K > N > P > Mg > Ca, không bón quá nhiều Lân.

Phòng Kỹ thuật – Công nghệ PUCKA

Hotline: 0989 812 625 (Ms Trinh) – 0969 874 889 (Mr Cảnh)

Related Posts