Khác hẳn với chồi cành, rễ thanh long không mọng nước nên nó không phải là nơi tích trữ nước giúp cây chịu hạn. Cây thanh long có hai loại rễ: địa sinh và khí sinh.

Rễ địa sinh phát triển từ phần lòi ở gốc hom. Sau khi đặt hom từ 10 – 20 ngày thì từ gốc hom xuất hiện các rễ tơ màu trắng, số lượng rễ tăng dần và kích thước của chúng cũng tăng dần theo tuổi cây, những rễ lớn đạt đường kính từ 1 – 2 cm. Rễ địa sình có nhiệm vụ bám vào đất và hút các chất dinh dưỡng nuôi cây. Rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt (0 – 15 cm) có nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của cây thanh long. Tuy nhiên, trong quá trình canh tác với rất nhiều tác động từ yếu tố ngoại cảnh, vi sinh vật gây bệnh mà ảnh hưởng đến bộ rễ làm rễ thối cành teo tóp.

Vậy đâu là nguyên nhân và hướng xử lý như thế nào?

Nguyên nhân:

Chuyên đề: Nguyên nhân và cách xử lý bệnh thối rễ, tóp cành thanh long
Thối rễ – tóp cành thanh long

– Do nắng hạn kéo dài, nguồn nước tưới không đảm bảo cộng với việc bón vôi vào gốc thanh long quá nhiều làm cho gốc thanh long quá nóng nên tuột rễ, gây chết khô rễ dẫn đến cành thanh long bị chết và khô.

– Mưa kéo dài vườn không thoát nước kịp thời dẫn đến ngộp rễ – thối rễ.

– Bón phân không cân đối, bón thừa đạm và sử dụng phân chuồng, phân gà,… chưa qua xử lý tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh tấn công. Rễ thanh long bị xơ từ chóp vào và đào gốc lên có những trụ rễ có mùi thối, đồng thời cành cũng có hiện tượng teo tóp nguyên nhân chính ở đây là do sự kết hợp giữa 2 tác nhân gây bệnh đó là tuyến trùng và nấm rễ. Tuyến trùng sẽ di chuyển trong đất và tấn công vào rễ gây ra nhiều vết thương hở. Sau đó, nấm Phytophthora, Fusarium, Pythium sẽ tấn công vào rễ cây thông qua những vết thương này, gây nên hiện tượng rễ sưng và thối.

Biện pháp xử lý bộ rễ thanh long khi bị nấm bệnh tấn công:

Chuyên đề: Nguyên nhân và cách xử lý bệnh thối rễ, tóp cành thanh long
Xử lý bộ rễ

Xử lý bộ rễ: Cào hết rơm rạ ra khỏi trụ, cắt bỏ những phần rễ hư thối sau đó tiến hành tưới thuốc (hoạt chất Mancozeb + Metalaxyl (Ridomil gold,…), Fosetyl–aluminium (Aliette…) xử lý đất và rễ. Nếu rễ thối có biểu hiện sưng tạo thành các nốt sần thì nên kết hợp thêm sẩn phẩm trị tuyển trùng để đạt hiệu quả tốt nhất.  Tưới 2 lần định kỳ 3 – 5 ngày/lần.

Sau  7 – 10 ngày xử lý thì tiến hành bón phân phục hồi rễ. Kích thích rễ non phát triển dùng 500ml Mycozym C2 + 500ml Root 301/400l tưới 4 – 5l/gốc sau đó tủ rơm lại và tiến hành tưới đủ ẩm (lưu ý không được tưới quá ẩm).

Sau khi thấy rễ trắng mới ra hóa nâu thì bà con có thể tưới dưỡng rễ kết hợp bón phân để cây nhanh phục hồi dùng 500ml Mycozyme + 500ml Orgafish/400l tưới 4 – 5l/gốc kết hợp với 100 – 150g NPK 20.20.15/gốc.

Phòng kỹ thuật Công ty TNHH Công Nghệ Pucka

Hotline: 0969 874 889 (Mr.Cảnh)

Related Posts