Nghiên cứu này được thực hiện để xác định nồng độ IBA (chất kích thích sinh trưởng IBA – Indole Butytic Acid) phù hợp nhất để giâm cành thanh long (Hylocereus undatus). Do đó, cành giâm (hom giống) được nhúng vào các nồng độ IBA khác nhau và sau đó được trồng trong túi polythene chứa cát, đất trên cùng và phân bò với tỷ lệ 2:1:1.

Thí nghiệm này được thiết kế hoàn toàn ngẫu nhiên với ba lần lặp lại. Các nghiệm thức lần lượt là IBA ở các nồng độ 0, 2000, 4000, 6000 và 8000 ppm. Kết quả cho thấy rằng cành giâm (hom giống) được xử lý với IBA 6000 ppm cho sự phát triển rễ và hom giống là tối ưu nhất so với các nồng độ còn lại. 60 ngày sau khi xử lý thuốc thì chiều dài chồi (9,5 cm), trọng lượng tươi (10,25 g) và khô (0,59 g) được ghi nhận cao hơn khi giâm cành nhúng với nồng độ IBA 6000 ppm. Các kết quả cho thấy IBA ở nồng độ 6000 ppm là tốt hơn cho việc thiết lập các cành giâm thanh long.

Thanh long thường được nhân giống bởi hạt hoặc giâm cành. Tuy nhiên phương pháp nhân giống bằng hạt gặp rất nhiều hạn chế. Do đó số lượng lớn hom giống chủ yếu đưa ra thị trường thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành.

Thanh long được nhân giống bằng phương pháp giâm cành có thể trồng trực tiếp trên đồng ruộng hoặc trong chậu (Zee et al., 2004). Cành giâm được nhúng vào KTST kích thích nội tiết tố rễ trước khi trồng thúc đẩy sự hình thành rễ. Vì vậy thí nghiệm này đã được thực hiện để nghiên cứu ảnh hưởng của indoleaxit butytic Acid (IBA) khi giâm cành và chọn nồng độ tối ưu của IBA để hom giống thanh long phát triển tốt nhất.

Bảng 1. Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến số lượng rễ và chiều dài của rễ & chồi sau 60 ngày sau khi trồng.

IBA (ppm) Số lượng rễ Chiều dài của rễ (cm) Chiều dài hom giống (cm)
0 7.0 ± 1.0c 11.0 ± 1.5c 4.3 ± 1.0c
2000 9.7 ± 2.7bc 14.3 ± 0.9bc 4.6 ± 1.4c
4000 11.0 ± 2.5bc 16.0 ± 1.1b 7.3 ± 1.5ab
6000 15.3 ± 1.4ab 21.3 ± 2.0a 9.5 ± 1.3a
8000 19.3 ± 3.3a 22.0 ± 0.6a 6.8 ± 1.2b
Ftest * * *

Theo sau các giá trị cùng một chữ cái là không khác biệt đáng kể với nhau ở mức 5% theo cấp độ theo kiểm tra nhiều phạm vi của Duncan. Ftest: *: P <0,05.

Qua bảng 1 có thể nhận thấy số lượng rễ và chiều dài rễ của nồng độ IBA 8000 ppm khác biệt có ý nghĩa so với các NT 0, 2000ppm, 4000pm và khác biệt không có ý nghĩa đối với NT 6000ppm. Tuy nhiên chiều dài cành hom lại thấp hơn IBA nồng độ 6000ppm.

giâm cành thanh long
Số lượng và chiều dài rễ sau qua các NT ứng với các nồng độ IBA lần lượt là 0 – 2000ppm – 4000ppm – 6000ppm – 8000ppm
Chiều dài hom giống sau 60 ngày xử lý IBA ở 2 nồng độ 6000pp và 8000ppm
A – 6000ppm (2) và B – 8000ppm (2)

Ghi nhận về trọng lượng tươi của chồi thì trọng lượng chồi dao động từ 2,68g đến 10,25g trọng lượng  cao nhất là (10,25g) của chồi được ghi nhận trong phần cắt được nhúng vào nồng độ IBA 6000 ppm khác biệt rất có ý nghĩa so với các NT còn lại.

Trọng lượng tươi của chồi và rễ sau 60 ngày xử lý IBA ở các nồng đồ lần lượt là 0ppm – 2000pp – 4000ppm – 6000ppm – 8000ppm

Qua biểu đồ trên nhận thấy trọng lượng tươi của chồi ở nồng độ IBA 6000ppm và trọng lượng tươi ở rễ ở nồng độ IBA 8000ppm là có nhất.

Trong nghiên cứu này, sự hình thành rễ trong giâm cành thân thanh long là ảnh hưởng đáng kể bởi việc áp dụng IBA. IBA giâm cành sẽ kích thích rễ phát triển tốt hơn so với đối chứng không sử dụng IBA. Giâm cành được xử lý bằng IBA 8000 ppm tạo ra kết quả tốt nhất trong sự hình thành rễ mà không bị khác biệt đáng kể so với IBA 6000 ppm. Tuy nhiên, xét về sự phát triển của hom giống thì nồng độ IBA 6000 cao nhất. Trong hầu hết các trường hợp, hom giống được xử lý với IBA 6000 ppm đã cho kết quả tốt nhất và kết quả được tạo ra không khác biệt đáng kể với nồng độ IBA cao hơn.

Do đó, nồng độ IBA 6000 ppm sẽ tốt hơn khi sử đụng để kích thích rễ và chồi cây thanh long nhằm giúp cây tăng trưởng và phát triển tốt hơn.

(Theo Tạp chí khoa học nông nghiệp và sinh học  – Thayamini H. Seran *A. ThireshKhoa Khoa học cây trồng, Khoa Nông nghiệp. Đại học Đông, Chenkalady, Sri Lanka)

Related Posts