Hiện nay, diện tích cây có múi ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khoảng 40.000 hecta (ha), chiếm 60% tổng diện tích cây có múi trong cả nước, là loại cây ăn trái có diện tích lớn nhất ở ĐBSCL và đất phèn là nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất (1.600.263 ha) và phức tạp nhất, phân bố chủ yếu ở các vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau.

Phèn được sinh ra do nguyên nhân oxy hóa phèn tiềm tàng (FeS) tại chỗ để tạo thành acid H2SO4 hay cũng có thể do nước phèn từ nơi khác gây nhiễm đến.  

Dấu hiệu nhận biết đất phèn. Ảnh: Agrivina
Dấu hiệu nhận biết đất phèn. Ảnh: Agrivina

1. Ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dinh dưỡng trên CCM

Hợp chất FeS bám rất chặt những gì nó tiếp xúc được và rễ CCM là một trong những thứ nằm trong đất bị phèn bám vào, nó tạo thành một lớp áo bên ngoài rễ, khiến rễ rất khó hấp thu được các chất dinh dưỡng xung quanh, mà thực chất trong đất nhiễm phèn không có nhiều dinh dưỡng để cho cây hấp thụ.

Theo nhiều nghiên cứu, mức huy động dinh dưỡng của cây bưởi thấp nhất, kế đó là quýt, tiếp theo là chanh và cuối cùng là cam có mức huy động dinh dưỡng cao nhất. Trong đất phèn thì Canxi, magie và lân hữu dụng thấp, hàm lượng Al3+, Fe2+, (SO4)2-  tự do lại cao dễ gây ngộ độc cho cây trồng.

Đạm: Thường có những loại như đạm Ure (NH2)2CO, đạm sunphat (NH4)2SO4, đạm nitrat NH4NO3 khi bón vào đất thì sẽ phân li thành các ion NH4+; NO3; SO4 nếu cung cấp nhiều phân đạm vào trong đất khi mà cây không hấp thụ hết thì phân đạm được chuyển hóa và tồn dư trong đất dưới dạng các gốc axit đó là Cl; SO42-; NO3; những ion này kết hợp với ion H+ có trong đất (H+ được tạo ra do rễ cây luôn tiết ra CO2 vào đất, CO2 tác dụng với nước để tạo thành H2CO3, H2CO3 phân ly thành ion H+ và CO32-) dẫn đến làm cho đất bị chua. Theo nhiều nghiên cứu đất phèn chứa đạm tổng số cao nhưng lại nghèo đạm dễ tiêu nên CCM không thể hấp thu được.

Lân: Trong đất phèn có nhiều dạng như lân hữu cơ, lân vô cơ , lân hữu– vô cơ hay lân dạng hòa tan. Tuy nhiên trong đất phèn lại rất nghèo lân vì thế mà bộ rễ CCM không thể phát triển mạnh được. Nguyên nhân của sự rất nghèo lân ở đất phèn vì pH thấp độ hòa tan và tái tạo lân yếu, khi pH giảm kaolinit trở nên trội điện tích dương và sự hấp thụ lân tăng đột ngột nhất là ở giai đoạn khi pH <4 sinh ra các độc chất Al, Fe; lân bị hấp thụ trên bề mặt các oxyt dydrat hóa của Fe và Al làm cho lân trong đất bị cố định lại rễ cây không hấp thu được.  Mặt khác  lân  vô  cơ  trong  đất  phèn  thường  tồn  tại  chủ  yếu  ở  dạng photphatcanxi có khả năng thủy phân.

Kali: Trong đất, Kali ở trong các dạng muối K(HCO3), K2CO3… hoặc dạng ion K+ hấp phụ xung quanh keo đất (hạt rất nhỏ, bằng 1-100ppm). Kali trong đất phèn thường nói đến là kali có khả năng trao đổi tuy nhiên nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng đối với CCM đã chứng minh rằng trên đất phèn kali là yếu tố hạn chế đứng sau lân do hàm lượng kali trong đất thấp, rễ bị rửa trôi trong quá trình canh tác và cải tạo.

Canxi: Trong đất Canxi được giải phóng từ các nguồn đá vôi CaCO3 tạo thành dạng CaSO4.2H2O hoặc CaCl2 trong đất phèn. Vai trò của canxi trong đất phèn được thể hiện rất rõ nét qua việc trung hoà axit H2SO4 làm giảm độ chua của đất. Canxi cũng là chất dinh dưỡng quan trọng trong giai đoạn CCM mang trái, đất càng nhiều phèn thì khả năng thiếu canxi càng rõ dễ gây hiện tượng nứt trái hay thối đít trái trên CCM.

Magie: Cũng giống như Canxi, Magie trong đất phèn hiện diện rất ít. Tuy nhiên Những hợp chất của Mg2+ bền hơn là hợp chất của Ca2+ nên ở những vùng đất phèn nhẹ thường không có biểu hiện thiếu Magie. Magie tham gia vào quá trình quang hợp cũng như hô hấp của cây trồng nên rất quan trọng đối với cây trồng, Magie làm tăng khả năng quang hợp giúp bộ lá CCM xanh hơn vì thế trong đất phèn nghèo Magie thì bộ lá CCM rất dễ bị vàng, khả năng quang hợp kém ảnh hưởng đến năng suất.

Làm thế nào để cải tạo đất phèn? – Ảnh: Shutterstock

2. Giải pháp cải tạo đất phèn trong canh tác CCM

Giữ đất thông thoáng, chuyển đất sa cấu nặng sang sa cấu nhẹ, giúp giảm tỷ lệ bệnh vàng lá, thối rễ trên cây có múi. Muốn làm được điều này, trước hết phải tăng độ phì nhiêu cho đất, bằng cách: Bón phân có nguồn gốc hữu cơ (Potassium Humate, Fugavate, Fulvate, Aminate, Olioglucosamate…), hạn chế các phân bón gây chua cho đất như K2SO4 (có nhóm SO42-, khả năng kết hợp với H+ cao, dễ gây chua cho đất)

Một số Nhà vườn có thói quen, khi vắt mương (ao), sẽ lấy phần bùn vớt lên đắp vào gốc cây nhằm cung cấp dưỡng chất cho cây và cải thiện độ phì nhiêu trong đất. Cách làm này, dẫn đến hệ rễ của cây bị nghẹt, khả năng trao đổi oxy kém, gây ra thối rễ, cây vàng lá, nấm bệnh tấn công. Bởi lẽ, bùn chứa nhiều dinh dưỡng, nhưng dinh dưỡng nằm dưới dạng khó tiêu, cây khó hấp thụ. Tuy nhiên, nếu biết cách sử dụng, thì nguồn bùn ao này sẽ trở thành hữu ích cho cây trồng, bằng cách: Khi vắt mương (ao), bùn ao sẽ được tập kết đến một vị trí nhất định, sau đó dùng vôi rải xen vào với tỷ lệ: 20kg vôi cho 1 khối (1m3) bùn ao, nhằm nâng độ pH và sát khuẩn mầm bệnh.

Việc cải tạo độ phì nhiêu cho đất phải kết hợp với việc bón phân hợp lý. Nên chọn các loại phân bón có tính kiềm cho khu vực đất phèn chua để giữ đất trong độ pH 5,5 – 6,5 giúp cây phát triển tốt. Thường xuyên rải vôi để ổn định pH và hạn chế cũng như kiểm soát sự lây lan của mầm bệnh.

Phòng Kỹ thuật – Công Nghệ PUCKA

Related Posts