Thanh long là cây làm giàu của người dân Bình Thuận và Long An, tuy nhiên trong vài năm gần đây bị bệnh đốm trắng (N. dimidiatum) phát sinh, phát triển mạnh và gây hại nghiêm trọng, bệnh phát sinh và gây hại thuận lợi ở điều kiện nhiệt độ cao 32oC – 35 oC. Đặc biệt trong mùa mưa bệnh phát sinh với tỷ lệ và chỉ số bệnh cao từ tháng 6 đến tháng 8.

Trong quá trình sản xuất người dân sử dụng nhiều loại thuốc trộn với nhau, phun 5 – 7 ngày/lần nhưng tỷ lệ bệnh trên cành và trên quả vẫn cao và chỉ số bệnh 37,1% trên cành và 32,2% trên quả.

Năm 2013 ở khu vực tỉnh Bình Thuận và Long An bùng phát dịch bệnh gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng quả. Những năm trước bệnh đã xuất hiện ở các vùng trồng chuyên thanh long ở Việt Nam nhưng còn rãi rác, gây thiệt hại không đáng kể.

Theo thống kê đến cuối năm 2013, diện tích thanh long bị nhiễm bệnh đốm trắng nhẹ ở tỉnh Bình Thuận là 800 ha, nặng 400 ha, trong tổng số 21 nghìn ha; Tiền Giang với gần 3000 ha thanh long thì có đến 2.420 ha nhiễm bệnh đốm trắng nhẹ, diện tích nhiễm nặng 80 ha; Long An, nhiễm đốm trắng nhẹ 766 ha, nặng 41 ha, trong tổng số gần 2.700 ha… đang có xu hướng lây lan nhanh và rất kho kiểm soát. Đến nay hầu như chưa có một loại thuốc nào có thể đặc trị được bệnh này, chủ yếu phòng bệnh là chính.

Theo kết quả báo cáo tại Hội thảo Quốc gia về cây trồng lần thứ 2 thì Viện Môi Trường Nông Nghiệp Việt Nam đã xác định được hai chủng vi sinh vật có khả năng ức chế nấm Neoscytadilium Dimiaditum. Các chủng vi sinh vật này được lấy mẫu từ những vùng chuyên Thanh Long ở khu vực Bình Thuận và Long, được phân lập và nuôi cấy trong môi trường thạch đĩa. Sau đó tiến hành xác định khác năng ức chế nấm N. dimidiatum theo phương pháp đo vòng khuếch tán trên môi trường thạch.

Sau quá trình nuôi cấy và thử nghiệm thì Viện Môi trường Nông nghiệp Việt Nam xác định được 2 chủng vi sinh vật có vòng khuếch tán cao nhất (có khả năng ức chế nấm N. dimidiatum) cụ thể là:

 Chủng A3 và B7 có đường kính vòng ức chế cao nhất (A3: d=21±3 và B7: d=23±3)
Chủng A3 và B7 có đường kính vòng ức chế cao nhất (A3: d=21±3 và B7: d=23±3)

Sau khi xác định được 2 chủng nấm có khả năng ức chế nấm N. dimidiatum cao nhất thì tiến hành định danh bằng cách sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử giải trình tự đoạn gên 16S ARN riboxom của 2 chủng VSV này.

Chủng B7 được nuôi cấy trên môi trường BT sau 48h - Chủng A3 được nuôi cấy trên môi trường Gause sau 72h
Chủng B7 được nuôi cấy trên môi trường BT sau 48h – Chủng A3 được nuôi cấy trên môi trường Gause sau 72h

Trình tự đoạn gene rARN của chủng B7 tương đồng 100% (1414/1414/bp) với đoạn 16S của vi khuẩn Bacilus polyfermenticus. Chủng A3 tương đồng 100% (1500/1500 bp) với đoạn 16Scủa xạ khuẩn Streptomyces Fradiae.

Vậy 2 chủng VSV có khả năng ức chế nấm N. dimidiatum  gây bệnh đốm trắng trên thanh long là vi khuẩn Bacilus polyfermenticus và xạ khuẩn Streptomyces Fradiae.

Cần có những nghiên cứu thêm về 2 chủng VSV này để đưa ra thực tiển sản xuất nhằm kiểm soát nấm trắng gây bệnh trên thanh long một cách hiệu quả nhất.

Phòng Kỹ thuật – Công nghệ PUCKA

Related Posts