Màu trái được quy định bởi các nhóm sắc tố: Betacyanin hoặc Anthocyanin. Nếu như màu sắc các trái như nho, ớt, cà phê… là Anthocyanin, thì màu của trái thanh long lại thuộc nhóm sắc tố Betacyanin.

Betacyanin là nhóm sắc tố tự nhiên do cây trồng tự tổng hợp được trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Betacyanin quyết định màu sắc của trái khi chín. Do đó, để trái chín lên màu đều và bóng đẹp, chúng ta có thể tác động tăng khả năng tổng hợp, tích lũy và đẩy mạnh nhóm sắc tố Betacyanin bằng giải pháp sinh học với các chất sinh học như: Fulvic, Fulgavic, Methionin (axit amin)…

Thanh long có thời gian nuôi trái khoảng 25 – 31 ngày. Trong giai đoạn 16 – 22 ngày sau khi xổ nhụy, trái bắt đầu chuyển màu nhưng quá trình này xảy ra chậm. Tuy nhiên, bắt đầu vào ngày thứ 22, màu đỏ bắt đầu xuất hiện, đỏ hoàn toàn vào ngày thứ 25 và sau đó đỏ đậm vào ngày thứ 31. Chính vì vậy, bản chất tự nhiên của trái thanh long là có thể tự tổng hợp được Betacyanin và lên màu.

Quá trình sinh trưởng và màu sắc của trái thanh long.
Quá trình sinh trưởng và màu sắc của trái thanh long.

Lâu nay, các nhà vườn thường sử dụng các loại Kali, Fulvic acid… để tăng màu sắc. Đồng thời cũng lưu ý các yếu tố ánh sáng (trời nắng), độ pH của loại Kali (pH <5 như Kali sulfate)… càng mang lại màu sẫm đẹp hơn cho trái.

Để hỗ trợ lên màu thuần túy và trái bóng sáng hơn, quý nhà nhà có thể dùng Fulgavic (chứa 2 chất sinh học là Fulgavic acid và Methionin) để phun từ 2 – 3 lần ở các giai đoạn như: Sau cắt lam, trái chuẩn bị ửng và trái đang lên màu đều.

 Giai đoạn 17-18: 20ml Fulgavic + 50ml EcoAmino/16l nước
 Giai đoạn trái 22 – 23 NST và 26 -27 NST: 20ml Fulgavic + 50ml Fulvistar/16l nước

Phòng Kỹ thuật nông nghiệp – Công ty TNHH Công Nghệ PUCKA

Hotline: 0989.81.26.25 (KS. Trinh)

Related Posts